Cách chăm sóc sau phẫu thuật điều trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ được nhiều người xem là bệnh kín, khó nói, do đó thường không đi khám khi khi có những biểu hiện ban đầu, còn nhẹ. Chỉ khi bệnh trở nặng mới chịu đi gặp bác sĩ. Điều này khiến thời gian điều trị kéo dài, chi phí lớn, nhiều trường hợp phải phẫu thuật thay vì các biện pháp không xâm lấn. Mặt khác, việc không được chăm sóc đúng cách ở giai đoạn hậu phẫu sẽ khiến người bệnh phải đối diện với nhiều nguy cơ, biến chứng nguy hiểm.
Trong nội dung dưới đây các chuyên gia, bác sĩ đến từ Phòng khám Kiên Thành sẽ chia sẻ với các bạn Cách chăm sóc sau phẫu thuật điều trị bệnh trĩ nhé.
Hiểu về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những bệnh hậu môn – trực tràng phổ biến, hình thành do các tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức, khiến cho người bệnh bị đau đớn, ngứa ngáy và chảy máu khi đại tiện. Thông kê cho thấy khoảng 10 – 25% dân số mắc bệnh này, còn ở lứa tuổi trên 50 thì tỉ lên lên tới 50%.
Trĩ được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp (mắc đồng thời cả trĩ nội và ngoại), và diễn tiến qua 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Các biểu hiện của bệnh chưa rõ ràng, người bệnh có thể đi đại tiện ra máu tuy nhiên khó phát hiện vì chỉ có một lượng rất nhỏ lẫn trong phân.
– Giai đoạn 2: Máu chảy thành giọt, xuất hiện dịch nhầy và cảm giác đau nhói ở quanh hậu môn.
– Giai đoạn 3: Người bệnh bị chảy máu nhiều, thành tia, búi trĩ không tự co lên được, tiết dịch nhầy nhiều, đau rát ở quanh hậu môn.
– Giai đoạn 4: Người bệnh bị thiếu máu, nhiễm trùng, hoạt tử búi trĩ, viêm loét.
Nếu như trĩ độ 1 & 2 người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc uống, thuốc bôi thì ở độ 3 & 4 cần phải phẫu thuật. Người bệnh có thể được cắt trĩ bằng điện, laze, tiêm xơ kết hợp thắt búi trĩ…
Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật trĩ
Tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh, phương pháp điều trị được áp dụng, thể trạng… mà thời gian bình phục của người bệnh lâu hay mau. Một số trường hợp vùng hậu môn có thể đau cả tháng sau đó, tuy nhiên đa phần có thể trở lại với sinh hoạt bình thường sau 1 – 2 tuần.
Chế độ ăn uống sau phẫu thuật bệnh trĩ
Nên sử dụng thức ăn mềm, bổ sung các loại trái cây và rau củ quả giàu vitamin vào trong chế độ ăn, điển hình là khoai lang, súp lơ, cà chua… giúp tăng nhu động ruột.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để làm mềm phân, tránh táo bón.
Không sử dụng các phực phẩm chưa được chế biến kỹ, gia vị cay nóng, đồ ăn nhanh, món chiên rán nhiều dầu mỡ.
Không sử dụng rượu, bia, cà phê, cũng như các chất kích thích khác.
Vệ sinh hậu môn hàng ngày
Người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào khung giờ quy định. Không rặn quá mạnh, sau khi đi xong nên sử dụng giấy mềm và ẩm để lau, tránh sử dụng giấy thô ráp hoặc xịt mạnh bằng nước. Buổi tối nên ngâm hậu môn trong nước ấm có pha chút muối, sau đó thâm khô để giữ vệ sinh cho cả đêm.
Khi nằm có thể kê cao mông một chút để tránh bị sưng nề vùng hậu môn.
Điều chỉnh sinh hoạt hàng ngày
Nên vận động nhẹ nhàng, tránh việc nặng nhọc, nghỉ ngơi khi thấy mệt.
Tạm ngừng các hoạt động thể thao cường độ cao.
Không nên đi xe máy trong 1 – 2 tuần đầu sau phẫu thuật để hạn chế sự cọ sát vào vùng hậu môn khiến cho vết thương chảy máu.
Nên kiêng quan hệ tình dục cho tới khi vết mổ lành hẳn. Những va chạm cũng như kích thích trong quá trình này dễ khiến vết mổ chảy máu và gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, sau mổ các bạn cần theo dõi vết thương cân thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Trong vài ngày đầu có thể có lượng dịch máu chảy ra từ vết thương nhưng thường không nhiều, không đáng lo. Nếu bệnh nhân bị đại tiện ra nhiều máu, đau rát ngay cả khi đã dùng thuốc giảm đau, hậu môn bị sưng nề, chảy mủ, sốt cao… thì nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Cẩn thận hơn thì các bạn nên xếp lịch đi tái khám để nếu có gì bất thường thì bác sĩ có thể phát hiện và điều trị kịp thời !