Các biến chứng thường gặp ở bệnh trĩ

“Sống chung với lũ” là tâm lý thường thấy của nhiều bệnh nhân trĩ, bắt nguồn từ tâm lý e ngại căn bệnh kín này. Trên thực tế, trĩ là bệnh lý phổ biến của cả nam và nữ, nhất là nữ giới. Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh.

Bệnh trĩ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày, sức khỏe, thậm chí là đời sống tình dục của người bệnh.

Các chuyên gia, bác sĩ chuyên về các bệnh Hậu môn – trực tràng khuyên: khi có những triệu chứng như  đại tiện ra máu, đau rát, có cảm giác vướng và khó chịu, sờ thấy búi trĩ …đây là những biểu hiện chính của  bệnh trĩ.

Dưới đây là Các biến chứng thường gặp ở bệnh trĩ

– Tắc mạch trĩ

Nguyên nhân gây tắc mạch trĩ là do vỡ các tĩnh mạch tạo nên bọc máu hoặc có thể là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu gây nên.
Những người thường xuyên khuân vác nặng, rặn khi đại tiện, hoạt động thể thao hay hậu sản, … khiến tăng áp lực lên hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi gây tắc mạch trĩ.

Sau khi xuất hiện một thời gian ngắn, bọc máu này sẽ được bao bọc bởi một màng mỏng và dính vào da phủ, rất khó để bóc tách. Khi kiểm tra thấy vùng rìa hậu môn xuấ hiện một khối sưng phớt xanh, kích thước như hạt đậu. Nhiều trường hợp cục máu đông gây hoại tử phía da trên gây rỉ máu.

Thông thường, số ca tắc trĩ ngoại nhiều hơn tắc trĩ nội. Triệu chứng là bệnh nhân có cảm giác đau trong sâu, có vậy lạ nằm trong lòng ống hậu môn, dùng tay ấn vào thành trực tràng phát hiện cục cứng có ranh giới rõ rệt.

– Nghẹt búi trĩ

Nghẹt búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài mạch đều gây ra phù nề khiến cho búi trĩ không thể thụt vào trong trực tràng được.

Trĩ sa nghẹt sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác vô cùng đau đớn, sưng nề dần, có thể dẫn tới hoại tử, lở loét, thậm chí gây nhiễm khuẩn.

– Nhiễm khuẩn

Búi trĩ khi đã sa ra ngoài rất dễ gây viêm nhiễm đặc biệt là trường hợp sa búi trĩ, nghẹt búi trĩ.

Vị trí viêm nhiễm thường là các khe, các nhú nằm trên đường lược, gây ngứa ngáy, nóng rát, vô cùng khó chịu cho người bệnh.

Khi kiểm tra soi hậu môn thấy các nhú phù nề, sưng to, có màu trắng và khe năm giữa các búi trĩ xuất hiện loét nông, màu đỏ.

Bội nhiễm : Bội nhiễm là trường hợp xảy ra khi búi trĩ thò ra ngoài quá lâu, chảy máu liên tục gây nên. Trong trường hợp này, tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để chữa trị càng sớm càng tốt.

Biến chứng của bệnh trĩ

Những việc nên làm khi mắc bệnh trĩ

Khi mắc bệnh trĩ, đầu tiên người bệnh không nên chủ quan mà nên tìm đến cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đối với trường hợp trĩ nhẹ ở độ 1, 2, người bệnh có thể tự điều trị ở nhà bằng các phương pháp rèn luyện, ăn uống, và một số biện pháp kết hợp khác.

Đối với trường hợp trĩ nặng độ 3, 4 thì cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, có thể là sử dụng dụng cụ hay tiểu phẫu cắt trĩ, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngoài ra, bệnh nhân trĩ được khuyên

– Tập thói quen đại tiện đúng giờ, không nhịn đại tiện

– Bổ sung chất xơ, rau, củ, quả, ngũ cốc, uống nhiều nước ( 2lit/ ngày), không ăn đồ ăn cay, nóng… tránh táo bón

– Tập thể dục thường xuyên; đi bộ, bơi lội

– Không đứng, ngồi quá lâu

– Chú ý chăm sóc trong thời kỳ mang thai và hậu sản.

Khi có những biểu hiện của bệnh trĩ hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám chữa và điều trị hiệu quả.

Leave a Reply