Rò hậu môn xuyên cơ thắt là gì?
Rò hậu môn xuyên cơ thắt làm một dạng rò hậu môn. Cách gọi này phụ thuộc vào vị trí của lỗ rò. Cụ thể có những dạng sau:
– Rò dưới niêm mạc.
– Giữa hai cơ thắt.
– Rò xuyên cơ thắt.
– Rò trên cơ thắt.
– Rò ngoài cơ thắt.
Để hiểu cơ thắt là gì, chúng ta giải phẫu hậu môn như sau: Hậu môn là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa. Đây là cửa để phân đi ra ngoài cơ thể.
Ống hậu môn có kích thước từ 3 – 4cm. Niêm mạc hậu môn là lớp da lót với nhiều đầu mút thần kinh cảm giác, bên trong là lớp biểu mô dẹt và trụ.
Đám rối mạch máu nằm dưới niêm mạc. Cơ thắt bao gồm cơ thắt trong và cơ thắt ngoài hậu môn.
Cơ thắt có nhiệm vụ co bóp, giúp quá trình đại tiện tự chủ, không bị són ra ngoài.
Cơ thắt ngoài hậu môn có đường đi bao quanh toàn bộ chiều dài của ống hậu môn. Cơ thắt trong hậu môn thì nằm sát niên mạc bên trong ống hậu môn.
Dựa vào vị trí đường rò so với cơ thắt và niêm mạc mà phân thành những loại rò hậu môn như trên.
Như vậy, rò hậu môn xuyên cơ thắt không khác gì rò hậu môn thông thường. Chỉ là cách gọi chung và cách gọi cụ thể là thôi. Rò hậu môn xuyên cơ thắt là đường lò và lỗ rò xuyên qua cơ thắt trong hoặc ngoài hậu môn. Rò hậu môn xuyên cơ thắt cũng từ apxe hậu môn mà thành. Đây là dạng mãn tính của áp-xe hậu môn.
Rò hậu môn xuyên cơ thắt có nguy hiểm không?
Cơ thắt hậu môn được chi phối bởi dây thần kinh cùng II, III, IV và thần kinh thẹn cùng một số thần kinh đốt sống. Khi lỗ rò tác động lên cơ thắt, những dây thần kinh này cũng bị ảnh hưởng, gây đau tại những vùng đó.
Rò hậu môn xuyên cơ thắt rất khó khăn trong điều trị. Trước tiên, cần chẩn đoán chính xác vị trí của lỗ rò, phát hiện tất cả các ngóc ngách. Sau đó phải phẫu thuật cắt bỏ được mô xương đường rò, nhưng phải bảo vệ an toàn cơ thắt hậu môn. Trường hợp cắt đứt cơ thắt sẽ làm bệnh nhân mất đi chức năng tự chủ khi đại tiện. Đây là nguy hại lớn nhất. Khi điều trị, cần lựa chọn phương pháp tối ưu nhất nhằm bảo vệ sự an toàn của cơ thắt hậu môn.
Để phòng tránh bệnh rò hậu môn nói chung, rò hậu môn xuyên cơ thắt nói riêng nên:
Uống nhiều nước mỗi ngày (1,5 – 2 lít/ngày)
– Ăn nhiều rau ,trái cây.
– Tập thể dục đều đặn, tránh đạp xe đạp nhiều, ngồi quá lâu khi làm việc.
– Tập thói quen đi vệ sinh vào một khoảng cố định trong ngày.
– Không rặn mạnh khi đại tiện.