Tại sao chị em phụ nữ lại dễ mắc bệnh trĩ hơn nam giới?

Bệnh trĩ (dân gian gọi là lòi dom) hình thành là do các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị căng giãn quá mức. Do phải chịu nhiều áp lực, từ đó sưng phồng, hình thành nên các búi trĩ.

Theo các chuyên gia chuyên khoa về các bệnh hậu môn – trực tràng cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, nhưng chủ yếu là do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thiếu điều độ của người bệnh.

Tại sao chị em phụ nữ lại dễ mắc bệnh trĩ hơn nam giới?

Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: chị em phái nữ dễ mắc phải bệnh trĩ hơn cánh mày râu, chủ yếu là các yếu tố sau:

1 – Do cấu trúc đặc biệt của cơ thể phụ nữ

Vùng chậu ở phụ nữ, bao gồm tử cung cơ quan sinh dục nằm ở trong khiến cho trực tràng bị chèn ép, dễ dẫn tới táo bón. Những áp lực này ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến quá trình lưu thông máu trong các tĩnh mạch, dễ dẫn đến sự hình thành của các búi trĩ, từ đó gây ra tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn ở nữ giới.

2 – Do quá trình mang thai

Trong giai đoạn mang bầu các hormone tuyến giáp sẽ tăng lên, gây ra sự tích tụ nước trong cơ thể, mở rộng thành mạch máu, đây cũng là 1 nguyên nhân dễ hình thành nên các búi trĩ.

Bên cạnh đó khi phụ nữ mang bầu, áp lực trên bụng sẽ ngày càng gia tăng do sự phát triển ngày một lớn của thai nhi, từ đó tác động lên tử cung, dẫn đến các tĩnh mạch dưới hậu môn phải chịu áp lực lớn.

Mặt khác, phụ nữ mang thai thường ít hoạt động, từ đó khiến cho hoạt động của dạ dày và ruột cũng yếu hơn bình thường. Từ đó khiến cho quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn tới táo bón, mà táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ.

Phụ nữ khi mang thai bị táo bón, phân khô khi đại tiện tác động lên màng tế bào búi trĩ gây chảy máu, thậm chí còn gây ra viêm, nhiễm dẫn đến đau đớn, ngứa ngáy.

3 – Do sinh nở

Phụ nữ sau khi sinh con thường xuyên phải ăn nhiều hơn để bổ sung chất dinh dưỡng, nhất là thịt cá, nếu không bổ sung rau – củ – quả trong chế độ ăn sẽ dẫn tới thiếu chất xơ, gây táo bón.

4 - Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt

Trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mất một lượng máu đi kèm với đó là mất nước trong cơ thể. Điều này làm cho phân cứng, dẫn đến tình trạng táo bón, hình thành nên búi trĩ, ngoài ra có thể bị biến chứng thành nứt kẽ hậu môn.

5 – Phụ nữ mãn kinh

Khi phụ mãn kinh, trong cơ thể có nhiều thay đổi, trong đó một phần cơ hậu môn sẽ lỏng hơn so, tính đàn hồi trong hậu môn không còn như trước, làm cho quá trình lưu thông máu gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nguy cơ hình thành búi trĩ.

6 – Sinh hoạt tình dục

Một số người có thói quen quan hệ qua đường hậu môn, mà hậu môn không thể tiết dịch giống như âm đạo vì vậy có thể bị đau, giãn tĩnh mạch hậu môn gây ra sưng, nứt… dẫn đến bệnh trĩ.

7 – Lối sống không lành mạnh

Phụ nữ thường có thói quen thích ăn vặt, nhất là những thức ăn chua, cay, đồ chiên nhiều dầu mỡ, dẫn đến hay bị táo bón.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ thường xuyên phải chịu nhiều áp lực từ công việc, gia đình, thường xuyên phải căng thẳng, lo lắng, từ đó dễ bị mắc bệnh trĩ.

Bệnh trĩ có biểu hiện thường thấy là chảy máu hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Ban đầu lượng máu ít, lẫn trong phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Về sau lượng máu chảy ra hậu môn sẽ càng nhiều, thành giọt, thành tia.

Một triệu chứng thường thấy khác là bị đau rát, ngứa ngáy tại hậu môn khiến cho vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy.

Ngoài ra người bệnh còn có thể bị sa búi trĩ. Lúc đầu các búi trĩ thò ra bên ngoài hậu môn khi đi đại tiện và sẽ tự động co lại say đó. Tuy nhiên, sau một thời gian, các búi trĩ sa ra khỏi hậu môn nhưng không tự co vào được, phải sử dụng tay mới có thể đẩy vào được.

Kho có những biểu hiện trên thì chị em phụ nữ cần phải nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài và trở nặng sẽ khó điều trị và đòi hỏi nhiều thời gian hơn.