Trẻ đại tiện khó và lợi khuyên từ các chuyên gia

Ở trẻ em dưới 1 tuổi thì mỗi ngày cần phải đi đại tiện một lần. Nếu không cơ thể các bé sẽ rất khó chịu. Trẻ đại tiện khó là tình trạng các bé phải cố sức để rặn mỗi khi đi ngoài. Và khoảng cách giữa 2 lần đại tiện là trên 3 ngày.

Việc trẻ khó đi đại tiện hay không đi đại tiện được đồng nghĩa với việc trong cơ thể trẻ phải chứa thêm những chất cặn bã, dư thừa. Từ đó khiến cho các bé luôn có cảm giác đầy bụng, không ăn uống được hoặc ăn được rất ít do cơ thể không kịp tiêu hóa.

Trẻ đại tiện khó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ, vì thế cần được điều trị sớm.

Trẻ đại tiện khó và lợi khuyên từ các chuyên gia

Nguyên nhân trẻ đại tiện khó

Do chế độ ăn uống: Có thể do cha mẹ pha sữa chưa đúng tỷ lệ, có thể do thực đơn ăn dặm thiếu chất xơ hoặc cha mẹ không có thói quen bổ sung rau, củ , quả và chế độ ăn của bé khiến cho bé bị nóng trong người, khó đi đại tiện hơn.

Do nhịn đi đại tiện: Nhiều trường hợp trẻ mải chơi, nhịn đại tiện, dần dần đại tràng giãn to và lâu ngày đại tràng mới bị kích thích và tạo ra phản xạ đi ngoài một lần.

Do thuốc: Nhiều bé do bị ốm, ho, cảm … mà các bậc phụ huynh lại có thói quen cho trẻ sử dụng các thuốc kháng sinh vô tội vạ, thuốc ho có codein, viên sắt,… Tất cả những thuốc này đều có thể dẫn đến bệnh khó đi đại tiện trẻ em.

Do dị tật bẩm sinh: Trẻ em bị mắc phải các dị tật bẩm sinh như như: phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, hoặc nứt kẽ hậu môn cũng khiến bị đại tiện khó.

Do thay đổi thực đơn đột ngột: Dạ dày của trẻ còn yếu và khá nhạy cảm trước những thay đổi lớn. Vì vậy, khi cha mẹ đột ngột thay đổi thức ăn hay sữa cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây chứng khó đi đại tiện ở trẻ.

Làm gì khi trẻ đại tiện khó ?

Khi thấy trẻ có những triệu chứng như: từ 2 – 3 ngày không đi đại tiện, đại tiện phải rặn rất khó khăn… thì cha mẹ cần phải có biện pháp xử lý ngay, tránh để tình trạng táo bón kéo dài khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ khó đi đại tiện còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khác, có thể kể đến: chán ăn, quấy khóc,…

Ở trẻ hậu môn còn yếu, táo bón, rặn mạnh có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ.

Theo các chuyên gia, bác sĩ của Phòng khám Kiên Thành: khi trẻ bị táo bón các bậc cha mẹ nên sớm xử lý, nếu không hết thì nên đưa trẻ vào viện để được điều trị kịp thời. Đừng coi thường, chủ quan mà để tình trạng diễn tiến xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.