Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật polyp hậu môn
Bệnh polyp hậu môn là kết quả của tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở hậu môn gây nên, có thể xảy ra ở trong hoặc bên ngoài hậu môn. Bệnh polyp hậu môn không thể tự khỏi được mà phải điều trị.
Nếu không được điều trị dứt điểm bệnh có thể trở nên viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, hoặc có thể biến chứng thành ung thư hậu môn, trực tràng.
Phương pháp điều trị polyp hậu môn hiệu quả nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên polyp hậu môn dễ tái phát lại sau khi phẫu thuật. Vì thế sau phẫu thuật, người bệnh cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra để tránh biến chứng.
Chế độ ăn uống cho người bệnh sau phẫu thuật polyp hậu môn
Khi mới phẫu thuật polyp hậu môn
Bệnh nhân không được ăn; sau khi rút ống dạ dày ra có thể uống một ít nước, mỗi lần 4 – 5 thìa canh, 2 giờ 1 lần.
Nếu không thấy phản ứng nào khó chịu, mỗi ngày có thể uống một lượng vừa đủ, 50ml – 80ml mỗi lần.
3 ngày sau phẫu thuật
Có thể uống mỗi lần 100 – 150 ml, mỗi ngày 6 – 7 lần. Lưu ý, không ăn uống đồ ăn có chất kích thích, uống chất lỏng, ăn ít và ăn thành nhiều bữa, cứ 2 – 3 giờ ăn một lần, không ăn đồ quá ngọt, sau khi ăn xong nên nằm nghỉ 20 – 30 phút.
2 tuần sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật bệnh nhân hồi phục tốt, không có biểu hiện bất thường thì sau nửa tháng
Có thể ăn thức ăn ít chất béo dạng đặc như: cơm nhão, mì sợi, bánh bao… mỗi ngày 5 – 6 bữa.
Nguyên tắc ăn uống là: thức ăn dạng đặc, hàm lượng protein vừa đủ nhu cầu bình thường, hàm lượng chất xơ ít, ăn ít và ăn thành nhiều bữa.
3 – 6 tháng sau phẫu thuật
Bệnh nhân sau khi xuất viện có thể ăn cơm nát, thức ăn chủ yếu nên nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa.
Không nên sử dụng những thức ăn lạnh, chiên dầu mỡ, chua cay… dễ làm căng chướng bụng.
Người bệnh nên ăn chậm, ăn nhiều rau, hoa quả tươi, không ăn thực phẩm nhiều chất béo, bổ sung hợp lý sắt và các vitamin, không hút thuốc, không uống rượu, ăn uống điều độ, 3 – 6 tháng sau khi phẫu thuật, tùy theo trạng thái hồi phục của cơ thể để trở lại chế đô ăn bình thường.
Người bệnh nên ăn uống sao cho không gây cảm giác khó chịu cho mình, nguyên tắc ăn uống nên chọn những thức ăn ít chất bã, ôn hòa, dễ tiêu hóa, ăn ít và ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá ngọt, quá mặn, quá nồng. Nếu ăn xong thấy buồn nôn, chướng bụng thì không nên tiếp tục ăn nữa.