Áp – xe hậu môn ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Áp – xe hậu môn là trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng, mưng mủ bên trong hoặc xung quanh hậu môn, gây ra tình trạng khó chịu và đau đớn cho bệnh nhân.

Áp – xe hậu môn ban đầu xuất hiện dưới dạng một nốt mụn nhọt sưng trong hoặc gần hậu môn, màu đỏ, hơi cứng, va chạm gây đau đớn cho người bệnh. Bình thường, áp – xe xuất hiện bên ngoài hậu môn, tuy nhiên có nhiều trường hợp xuất hiện ở bên trong hậu môn nên khó quan sát phát hiện. Trường hợp áp – xe hậu môn bên trong khá nguy hiểm vì khiến cha mẹ khó phát hiện ngay, nhiều khi phát hiện ra thì đã chảy mủ và sưng tấy…

Áp – xe là căn bệnh khá phổ biến hiện nay và trải rộng ở các độ tuổi, từ trẻ em cho tới người già. Áp – xe hậu môn đặc biệt nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.

Áp - xe hậu môn ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Nguyên nhân của căn bệnh chủ yếu do vùng hậu môn không được chú ý vệ sinh, gây ẩm ướt và khiến vi trùng có sẵn trên da hoạt động mạnh. Làn da em bé rất nhạy cảm nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra những mụn nhọt nhỏ, dần dần phát sinh nhiễm trùng và phát triển thành áp xe hậu môn ở trẻ.
Các bậc cha mẹ lưu ý một số triệu chứng điển hình của áp – xe hậu môn như:

– Tại vị trí hậu môn hoặc xung quanh xuất hiện mụn nhọt, sưng tấy. Phạm vi quanh hậu môn có biểu hiện nóng và đỏ hơn những vùng da khác, thậm chí có thể chảy mủ.

– Trẻ sơ sinh có biểu hiện đau đớn, thường xuyên quấy khóc. Đặc biệt đau nhiều khi bài tiết, bỏ ăn, bỏ bú…

– Trẻ đi són phân nhiều lần trong ngày, có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.

– Nhiều trường hợp bị sốt 39 – 40 độ, xuất hiện ói mửa.

Áp – xe hậu môn nếu được phát hiện, chẩn đoán sớm thì có thể điều trị nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, do bệnh không nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng và các biểu hiện của trẻ không gây đặc biệt khiến nhiều người chủ quan. Điều đó khiến cho bệnh phát triển rất nhanh và biến chứng rất nguy hiểm. Nếu không tích cực chữa trị sớm ngay từ giai đoạn đầu sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hại tới sức khỏe của người bệnh, đặc biệt với trẻ sơ sinh.

Một số yếu tố làm tăng nguy gây bệnh và khiến bệnh dễ biến chứng, chúng ta nên chú ý để phòng ngừa cho trẻ như:

– Người mắc các bệnh như tiểu đường, viêm đường ruột, trực tràng, trĩ.

– Người đang sử dụng các loại thuốc corticosteroid.

– Hệ miễn dịch suy yếu, trẻ có tiền sủ bị nứt hậu môn.

– Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ đóng bỉm mà không được chăm sóc vệ sinh tốt.

Các trường hợp áp – xe hậu môn ở trẻ sơ sinh dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái, khiến trẻ chậm lớn, còi xương, biến chứng thành rò hậu môn và nhiều bệnh lý phức tạp khác. Khi được chẩn đoán áp – xe hậu môn ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi điều trị tại bệnh viện hay các trung tâm y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt. Trường hợp không chẩn trị sớm, áp xe hậu môn trở nặng và biến chứng thành rò hậu môn sẽ buộc phải can thiệp ngoại khoa, cắt mổ lỗ rò hậu môn.

Ngoài ra cha mẹ không được tự điều trị cho bé, việc điều trị hay sử dụng thuốc nhất thiết phải có y lệnh từ bác sỹ. Nhiều trường hợp tự chữa trị mà thiếu chuyên môn sẽ gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe của trẻ hoặc có những tác dụng phụ.

Người mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây cho bữa ăn của mình. Cùng với đó là cho bé bú nhiều hơn, chia bữa hợp lý để bé bổ sung lượng dinh dưỡng. Cùng với đó là thường xuyên quan tâm vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho bé. Hạn chế sử dụng tã bỉm lâu dài, luôn giữ cho khu vực hậu môn bé được khô ráo sạch sẽ.