Một số tác hại của Áp-xe hậu môn nên biết

Áp xe hậu môn là một bệnh hình thành ở khu vực hậu môn – trực tràng. Bệnh này là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng cấp tính xảy ra ở bên trong khu vực hậu môn – trực tràng. Áp xe hậu môn do vi khuẩn và ký sinh trùng có hại gây ra khi tấn công các mô mềm tại khu vực này. Các ổ áp xe có thời gian “tiềm ẩn” khá dài, cho nên rất dễ khiến người bệnh không thăm khám và chữa trị kịp thời, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Một số tác hại của Áp-xe hậu môn nên biết

Người mắc chứng bệnh áp xe hậu môn thường có một số triệu chứng dễ nhận biết như:

– Phát hiện xung quanh hậu môn có mụn là các khối mềm hoặc hơi cứng, có thể chứa mủ.

– Bệnh nhân thấy đau rát, ngứa ngáy, đứng ngồi không yên.

– Người bệnh có thể bị sốt, toàn thân mệt mỏi, thân nhiệt cao nhưng lại thấy ớn lạnh, môi khô, không muốn ăn…

– Đại tiện ra máu, có dịch nhầy mủ theo phân ra ngoài.

– Vết thương chảy mủ khó liền, dễ tái phát, dễ gây rò hậu môn.

– Hay căng thẳng, không tập trung, áp lực khi đi tiểu tiện và đại tiện.

– Ngứa, thậm chí đau rát hậu môn: Người bị mắc chứng áp xe hậu môn thường có cảm giác ngứa ở hậu môn, nghiêm trọng hơn thì bị đau rát tại các vị trí ổ áp xe. Tình trạng đau rát trở nên dữ dội hơn khi người bệnh bài tiết hoặc vận động va chạm tới hậu môn.

– Xuất hiện một hay nhiều khối cứng sưng tấy tại khu vực hậu môn: Trong thời gian đầu khi bệnh chưa phát tác, người mắc apxe hậu môn luôn có cảm giác nổi cộm tại khu vực hậu môn do xuất hiện các ổ cứng do apxe gây nên. Khi apxe phát triển, những ổ apxe sẽ sưng tấy và chứa mủ bên trong, xuất hiện nhiều chỗ phồng, tạo cảm giác đau nhói khi va chạm.

– Chảy nhiều mủ: Khi phát tác, các khối ổ áp xe sẽ vỡ ra dẫn đến chảy mủ, có mùi hôi, các vết thương sẽ lan rộng và khó liền lại.

– Ngoài ra, bệnh nhân áp xe hậu môn còn xuất hiện các triệu chứng: đại tiện ra máu, trong phân có dịch mủ nhầy, sức khỏe suy giảm, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa…

– Dấu hiệu toàn thân: Bênh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc cao, toàn thân mệt mỏi, ớn lạnh, môi khô, chán ăn, …

Về nguyên nhân áp xe hậu môn được các chuyên gia xác định khá cụ thể. Trong một thống kê y khoa có chỉ ra tỷ lệ 90% trường hợp mắc áp xe hậu môn khởi phát từ các bệnh lý liên quan như: trĩ, viêm ống hậu môn, nứt kẽ hậu môn, viêm nang lông…

Bên cạnh đó còn có nguyên nhân do thường xuyên sử dụng các loại thuốc trực tràng có tính kích thích cao. Hoạt chất trong thuốc khiến cho các mô bị thương tổn và hình thành nên áp xe hậu môn.

Việc không chú ý giữ vệ sinh sau phẫu thuật vùng hậu môn cũng rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây áp xe hậu môn.

Các trường hợp nguyên nhân khác: Người đang bị bệnh tiểu đường, máu trắng, ung thư, thiếu máu, chức năng miễn dịch kém …cũng dễ bị vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm, mưng mủ và hình thành các ổ áp xe hậu môn.

Áp xe hậu môn rất nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị triệt để. Nếu không chú ý chăm sóc và điều trị sẽ chịu nhiều tác hại:

– Ảnh hưởng đến việc đại tiện: Người bị áp xe hậu môn khi đại tiện sẽ bị đau rát, chảy máu… Tình trạng kéo dài có thể dẫn tới các biến chứng khác như nứt kẽ hậu môn, lỗ rò hậu môn, trĩ…

– Gây nhiễm trùng hậu môn: Việc áp xe hậu môn không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến viêm nhiễm nặng, nhiễm trùng hậu môn, các tổn thương lan rộng sẽ khiến việc chữa trị thêm khó khăn phức tạp.

– Viêm nang lông: Khi các ổ áp xe hậu môn phát tác sẽ xuất hiện tình trạng chảy mủ, tiết dịch nhầy, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công các nang lông vùng hậu môn.

– Bệnh kéo dài và không có biện pháp phù hợp ngăn chặn sẽ lan rộng sang các bộ phận xung quanh, thậm chí gây nhiễm trùng đường sinh dục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và khả năng sinh sản, nhất là với phái nữ.

– Áp xe hậu môn có thể biến chứng thành lỗ rò hậu môn. Trường hợp nguy hiểm hơn có thể kích thích các tế bào ung thư phát triển, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng bệnh nhân.

Kho có những triệu chứng của áp xe hậu môn các bạn nên lập tức tới các cơ sở y tế chuyên về các bệnh Hậu môn – Trực tràng để được khám và điều trị kịp thời, tránh để biến chứng nặng khiến chi việc điều trị trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức hơn!