Phẫu thuật rò hậu môn

Rò hậu môn là bệnh hậu môn trực tràng thường thấy ở vùng hậu môn, chỉ sau bệnh trĩ. Rò hậu môn không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng nếu để lâu sẽ gây nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng tới tâm sinh lý người bệnh.

Rò hậu môn thường là kết quả của nhiễm khuẩn khu trú ở hậu môn. Nhiễm khuẩn tạo thành áp-xe cạnh lỗ hậu môn. Hoặc hóa mủ rồi vỡ vào trong lòng ống hậu môn, thường diễn tiến theo 2 giai đoạn. Khi áp-xe (cấp tính) không xử lí dứt điểm dẫn tới rò hậu môn (mãn tính).

Phẫu thuật rò hậu môn

Khoảng một nửa số bệnh nhân áp-xe hậu môn rạch thoát mủ nhưng không khỏi và phát triển thành rò hậu môn.

Vi khuẩn thường thấy là vi khuẩn đường ruột, có khi là vi khuẩn lao. Ngoài ra rò hậu môn còn do nhiều nguyên nhân khác như nấm, ung thư hậu môn trực tràng, ung thư bạch huyết, rò bẩm sinh, rò do chấn thương tầng sinh môn. Người bệnh thường chỉ đến bệnh viện và cac cơ sở y tế khi bệnh đã biến chứng với các dấu hiệu rò dịch hoặc mủ ở cạnh hậu môn. Có thể chia rò hậu môn thành:

– Rò dưới niêm mạc

– Rò liên cơ thắt

– Rò xuyên cơ thắt

– Rò trên cơ thắt

– Rò ngoài cơ thắt

Khi bị rò hậu môn phương pháp chữa trị dứt điểm là phẫu thuật. Các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa đều có thể thực hiện phẫu thuật cho vết thương lành từ trong ra ngoài, tránh tạo các túi mủ ở bên trong.

Các vết mổ sẽ lạnh sau khoảng 7 – 10 ngày, hoặc lâu nhất là vài tháng tùy theo tình trạng của người bệnh. Sử dụng thuốc giảm đau sẽ giúp bạn đỡ khó chịu ở giai đoạn hậu phẫu thuật. Sau một ngày người bệnh có thể tắm bình thường. Với các đường rò đơn giản, người bệnh chỉ cần nằm viện 2 – 3 ngày sau phẫu thuật.
Một số ít trường hợp sau phẫu thuật có biến chứng yếu cơ thắt hậu môn gây khó kiểm soát trong việc đi đại tiện.

Chế độ ăn uống cũng cần được lưu ý trước và sau phẫu thuật. Người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước và sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.

Leave a Reply