Sa trực tràng có tự khỏi không?

Sa trực tràngbệnh lý hậu môn khá nguy hiểm và thường gặp ở những người bị táo bón. Sa trực tràng là tình trạngthành trực tràng bị sa và nhô ra ngoài ống hậu môn ở mức độ mà người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt.

Sa trực tràng có 2 dạng là sa hoàn toàn và sa không hoàn toàn. Tùy thể trạng và sức khỏe của mỗi người mà biểu hiện của bệnh sa trực tràng sẽ khác nhau. Một số người có biểu hiện cụ thể ra bên ngoài và dễ dàng nhận ra, nhưng cũng có một số người không biểu hiện cụ thể ra bên ngoài nên việc chữa trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Trong đó, những dấu hiệu để nhận biết bệnh sa trực tràng bao gồm: Đại tiện không kiểm soát, có nhiều dịch nhầy tiết lẫn với phân; Mót đại tiện, tắc nghẽn đại tiện, sót phân; Trực tràng bị chảy máu; hay xuất hiện khối sa ở khu vực hậu môn.

Sa trực tràng có tự khỏi không?

Theo lời khuyên của bác sĩ, khi khối sa nằm bên ngoài hậu môn mà không thể trở về vị trí cũ thì những hoạt động sinh hoạt đơn giản như đi, đứng, chạy bộ,… cũng có thể khiến khối trực tràng xuất hiện.

Chưa kể, những vận động thường ngày cũng sẽ khó tránh khỏi những tác động mạnh khiến khối sa bị vỡ.

bệnh sa trực tràng là một bệnh ở vùng kín và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nên nhiều người thường có tâm lý ngạingùng, không dám đến bệnh viện, tự điều trị, hoặc thậm chí không điều trị vì nghĩ bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng thực tế thì bệnhsa trực tràng có thể tự khỏi được không?

Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định, bệnh sa trực tràng không thể tự khỏi mà buộc phải có sự can thiệp y tế. Không những thế, nếu không sớm điều trị mà để bệnh kéo dài thì sẽ dẫn đến việc bệnh biến chuyển xấu và gây nhiều khó khăn cho quá trình trị liệu cũng như phục hồi.

Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu của bệnh sa trực tràng, mọi người cần đến các cơ sở chuyên điều trị bệnh hậu môn để khám bệnh và giải quyết triệt để vấn đề, giảm mọi biến chứng nguy hại có thể xảy ra.

Ngoài ra, dù bệnh sa trực tràng không thể tự khỏi, nhưng chúng ta vẫn có thể phòng bệnh và cải thiện tình trạng phát triển của bệnh sa trực tràng bằng cách áp dụng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Trước hết, chúng ta cần lên kế hoạch, chế độ luyện tập phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mình để tăng cường sức khỏe và lưu thông khí huyết cho vùng hậu môn. Một chế độ ăn uống cũng rất quan trọng để phòng ngừa bệnh sa trực tràng. Chúng ta nên ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước, nước trái cây, đặc biệt là nước của những loại quả mọng, có màu đậm sẽ rất có ích cho người bị bệnh trĩ.

Tuy nhiên, những cách này sẽ không thể áp dụng cho những người đã mắc bệnh, nhất là bệnh đã phát tác và tiến triển có biểu hiện rõ rệt; vì nó chủ yếu có giá trị phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh mà thôi. Với người đang bị bệnh, cách duy nhất để thoát khỏi bệnh sa trực tràng là đi khám và điều trị bệnh theo lời khuyên của bác sĩ.