Vì sao trẻ em cũng có thể bị bệnh trĩ?

Bệnh trĩ là bệnh lý thuộc vùng hậu môn – trực tràng, do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ khá dễ nhận biết với các dấu hiệu như: ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu,co thắt búi trĩ,, trĩ sưng và sa ra ngoài hậu môn…

Bệnh trĩ hầu như không gây nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng nhưng gây sưng đau, ngứa, rát và xuất huyết vùng hậu môn – trực tràng.

Bệnh trĩ thường xuất hiện khi người bị táo bón kinh niên, người có thói quen ngồi nhiều ít vận động, phụ nữ mang thai… Bệnh trĩ có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, thậm chí cả trẻ em cũng có thể mắc phải, dù không nhiều.

Mặc dầu chúng ta ghi nhận người trưởng thành mắc bệnh trĩ nhiều hơn so với trẻ em, nhưng thực tế, trẻ em cũng rất dễ bị bệnh trĩ. Điều này có một số nguyên nhân như sau:

Vì sao trẻ em cũng có thể bị bệnh trĩ?

1. Cơ thể trẻ, trực tiếp là hậu môn và trực tràng còn trong giai đoạn phát triển và chưa ổn định. Cấu tạo cũng như liên kết các mô cơ, tĩnh mạch… chưa phát triển đầy đủ nên dễ tổn thương.

Trong quá trình phát triển, hậu môn và trực tràng của trẻ hoạt động chưa ổn định, độ co dãn cũng chưa hoàn thiện. Do vậy, khi chịu tác động như áp lực khi rặn đại tiện, các kích thích khi táo bón, tiêu chảy… thì các đám rối tĩnh mạch dễ bị căng giãn và trở thành các búi trĩ.

2. Trong giai đoạn phát triển chưa đầy đủ, sức đề kháng của trẻ cũng kém hơn so với người trưởng thành. Sức đề kháng kém chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật xâm nhập vào cơ thể trẻ, trong đó có cả bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, trẻ em chưa nhận thức rõ về các mối nguy hiểm cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, do đó sẽ không kịp phát hiện những dấu hiệu bất thường(những biểu hiện của trĩ) để báo cho người lớn biết và xử lý. Khi người lớn phát hiện ra thì bệnh trĩ đã hình thành và trở nên khó lường hơn.

Một số trẻ thường bị táo bón, đau đớn khi đại tiện cũng nhút nhát không dám chia sẻ với người trưởng thành, từ đó cũng gây khó khan và phức tạp hơn trong việc ngăn chặn và điều trị sớm bệnh trĩ.

3. Tư thế sinh hoạt, thói quen của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ.Ở nhiều gia đình, việc cho trẻ ngồi bô thường xuyên và lâu khi đại tiện sẽ khiến cho trực tràng và hậu môn dễ bị sa xuống do áp lực khi rặn. Nhiều trẻ cũng có thói quen xấu là ngồi ị lâu. Điều này dẫn đến hình thành trĩ.

4. Chế độ dinh dưỡng. Các thực phẩm trẻ hấp thu có tác động lớn tới việc hình thành trĩ. Thói quen ăn uống, khẩu vị của trẻ cần được điều chỉnh một cách khoa học, hình thành một chế độ dinh dưỡng tốt, dễ hấp thu, dễ chuyển hóa và dễ bài tiết. Nhiều trường hợp các phụ huynh cưng chiều trẻ mà đáp ứng khẩu vị của trẻ, dẫn đến thực đơn không khoa học, khiến trẻ dễ mắc táo bón, dần dần hình thành trĩ.

Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, các cha mẹ nên hình thành thói quen và khẩu vị của bé với những món rau và hoa quả phù hợp. Những trường hợp trẻ em bị trĩ thường bắt đầu từ táo bón, khó ị, trẻ sẽ phải rặn nhiều và rặn mạnh mỗi khi bài tiết, điều này dẫn tới trĩ, hay lòi dom ở trẻ. Trong khi đó, chúng ta biết việc ăn ít chất xơ, ít rau xanh chính là nguyên nhân chính xác của chứng táo bón.

Như vậy chúng ta thấy rằng trẻ em cũng dễ bị mắc bệnh trĩ, thực tế cũng không hiếm trường hợp như vậy xảy ra. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu cơ chế hình thành bệnh và các nguyên nhân dẫn đến trĩ ở trẻ để có biện pháp phòng tránh hợp lý.