Polyp hậu môn ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi những căn bệnh khác nhau. Việc quan tâm chăm sóc trẻ em rất khó khăn và đòi hỏi sự tỷ mỉ, chu đáo. Ở độ tuổi còn nhỏ, trẻ chưa có nhận thức đủ nhiều về những nguy cơ của bệnh tật, giao tiếp và truyền tải thông tin khó khăn nên phụ huynh khó nắm bắt những biểu hiện, dấu hiệu của bệnh tật để kịp thời đưa bé đi điều trị.
Polyp hậu môn trên thực tế là tình trạng tăng sinh quá mức của niêm mạc vùng hậu môn, hình thành nên những khối u cứng. Những khối u polyp tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu coi thường và để lâu sẽ phát triển thành viêm nhiễm, thậm chí biến chứng thành ác tính.
Chúng tôi chia sẻ một số nguyên nhân cơ bản hình thành bệnh polyp hậu môn ở trẻ nhỏ như sau:
– Polyp hình thành do không giữ vệ sinh vùng hậu môn: Đây là nguyên nhân chủ quan. Độ tuổi thiếu nhi và nhi đồng khá ham chơi và không có ý thức về giữ vệ sinh cơ thể, thậm chí nhiều em còn mặc nhiên coi hậu môn là phải bẩn, không cần vệ sinh. Quan niệm này với nhiều người lớn cũng sai lầm như vậy.
Thực tế, khu vực hậu môn cũng cần được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo, nếu không đây sẽ là một nơi khởi đầu của nhiều chứng bệnh viêm nhiễm, trong đó có bệnh polyp hậu môn.
– Một nguyên nhân khác là do hậu môn bị dị tật bẩm sinh. Đây là nguyên nhân khách quan nhưng nếu được quan tâm và chủ động để ý thì có thể khắc phục đơn giản.
Nhiều trường hợp trẻ sinh ra đã có hậu môn cong, lệch hoặc quá hẹp… Điều này dẫn đến chất thải không được bài tiết toàn bộ mà vướng lại trong những khe kẽ xung quanh hậu môn. Quá trình vệ sinh không kỹ, cặn bã sẽ tích tụ lại và trở thành bệnh polyp hậu môn.
– Nguyên nhân khách quan khác là do tắc tĩnh mạch. Khi tĩnh mạch tắc dẫn đến máu hậu môn không điều hòa lưu thông bình thường gây nên áp lực cho các cơ mô xung quanh hậu môn. Từ những tác động này có thể dẫn đến các u polyp hậu môn.
Nguyên nhân do liên quan tới bệnh khác: Những trường hợp em bé bị táo bón, rối loạn tiêu hóa lâu ngày không được xử lý thỏa đáng sẽ dẫn tới tổn thương cho hậu môn, khiến hậu môn thường gặp tình trạng ẩm ướt và bị kích thích, từ đó cũng có thể hình thành polyp hậu môn cho trẻ.
Bệnh polyp hậu môn kể cả ở người lớn hay trẻ em đều cần chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để lâu ngày sẽ gây ra khá nhiều biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và cả tinh thần của trẻ.
Bên cạnh đó các bậc phụ huynh cũng nên có hướng phòng ngừa cho trẻ bằng một số lưu ý sau:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng có nhiều rau xanh và trái cây, tránh cho bé ăn quá nhiều chất béo hoặc những đồ ăn giàu chất đạm, như vậy không hề tốt cho bé mà còn khiến bé có nguy cơ béo phì và phát sinh các bệnh khác.
– Chú ý vệ sinh sạch sẽ và giữ hậu môn của bé luôn khô ráo, thoáng mát.
– Chú ý rèn luyện cho bé thói quen đại tiện buổi sang, nghiêm khắc không để bé vừa đi ị vừa chơi khiến cho việc bài tiết trở nên mất thời gian.
– Không để bé thức khuya, tốt nhất cho bé ngủ nghỉ trước 21h hằng ngày.
Ngoài ra, cần chú ý cho bé chủ động uống nước thường xuyên, không nên để bé khát mới cho uống để cơ thể bé không bị thiếu nước.
Nhiều người cho rằng chỉ người lớn mới bị polyp hậu môn. Đây là nhận thức rất sai lầm vì ngay cả ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc phải bệnh này. Các bậc phụ huynh nên quan tâm và tìm hiểu những thông tin cần thiết để phòng tránh bệnh polyp hậu môn cho các bé.