Lá vông nem điều trị bệnh trĩ
Lá vông nem có nhiều tên gọi, tùy theo vùng miền. Có nơi gọi là lá cây vông, lá hải đông bì, thích đông bì, bơ tòng, …
Đây là loại thảo dược dễ kiếm ở các vùng nông thôn. Cây vông cao lớn, vỏ nâu, có nhiều gai ngắn. Lá vông nem mọc so le, có 3 lá xếp hình tam giác.
Theo Đông y và y học hiện đại, lá cây vông nem có nhiều công dụng. Trong lá có chứa nhiều hoạt chất gây buồn ngủ. Hay nói cách khác, lá vông nem có những tác dụng sau:An thần, điều trị mất ngủ; Điều trị bệnh phong tê thấp; Tác dụng sát khuẩn, tiêu độc; Điều trị bệnh trĩ; Tác dụng hạ nhiệt, hạ huyết áp; Co bóp các cơ; Điều trị bệnh về tim hay hồi hộp; Điều trị trẻ em cam tích, viêm ruột, ỉa chảy kiết lỵ; Trị viêm da, lở chảy nước.
Ngoài ra, lá vông còn chữa chân tê phù, ung độc…Và đặc biệt, lá vông nem cũng được dùng để gói nem, ăn sống.
Theo nghiên cứu khoa học, lá vông nem được phát hiên có chứa hoạt chất saponin. Hoạt chất này có tác dụng gây ức chế hệ thần kinh, xong không gây nên tác dụng ngược mà còn kích thích và vận động các cơ co bóp. Có lẽ, chính vì vậy mà lá vông nem là một bài thuốc điều trị bệnh trĩ khá hiệu quả.
Đồng thời chất saponin còn có thể làm giãn đồng tử nên có thể dùng để điều trị mất ngủ.
Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng các bạn cách dùng lá vông nem để điều trị bệnh trĩ như thế nào?
Cách 1: Sử dụng lá vông nem đắp trực tiếp vào búi trĩ
Trong trường hợp màu sắc búi trĩ tươi, độ dài chỉ từ 1 – 2 cm thì áp dụng phương pháp đắp trực tiếp sẽ rất hiệu quả.
Cách làm: Rửa sạch lá vông nem và vệ sinh thật sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm pha với muối rồi lau khô, sau đó hơ nóng lá vông nem rồi đắp vào hậu môn. Nhiệt độ tác động với những tinh chất trong lá vông nem sẽ thấm sâu và tác động vào búi trĩ khiến cho nó tự co lại.
Làm kiên trì sẽ khiến cho búi trĩ co dần lên và biến mất, những cơn đau do bệnh trĩ gây nên cũng giảm dần và biến mất.
Cách 2: Dùng lá vông nem với dấm thanh
Chọn 7 – 9 lá vông nem, rửa thật sạch, đun sôi với nước trong vòng 5 đến 7 phút rồi bắc ra để cho thật nguội.
Vớt lá vông nem vừa luộc để nguội ngâm 2-3 phút trong nước muối pha loãng, sau đó vớt ra và giã cho thật nhuyễn.
Trộn phần lá vông nem vừa giã nhuyễn với 30ml dấm thanh. Đun sôi hỗn hợp rồi tắt bếp, để nguội. Sau đó, làm sạch và lau khô vùng hậu môn rồi đắp hỗn hợp này vào vùng hậu môn, dùng băng gạc giữ cố định trong thời gian 2 – 3 tiếng. Sau đó tháo ra rồi vệ sinh hậu môn thật sạch sẽ.
Cách 3: Chế biến lá vông nem thành món ăn
Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả và tích cực hơn, bạn có thể kết hợp một trong hai cách trên với việc chế biến món ăn hàng ngày với lá vông nem bằng cách làm sạch lá vông nem, xắt thật nhỏ rồi trộn đều với trứng gà, sau đó nêm nếm chút gia vị và áp chảo giống như áp chảo trứng lá mơ hay trứng ngải cứu.
Như vậy, với lá vông nem người bệnh trĩ có nhiều cách khác nhau để áp dụng trong điều trị bệnh, song chỉ áp dụng với trường hợp trĩ nhẹ và còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Nếu rơi vào trường hợp bệnh nặng thì người bệnh nên đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa trĩ để được điều trị tích cực, tránh trường hợp biến chứng.