Ăn nhiều rau, quả để phòng bệnh trĩ
Theo chuyên gia, trĩ là một bệnh kín nên nhiều người dấu diếm khiến bệnh trở nặng, việc điều trị trở nên rất phức tạp. Vì thế, ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Vậy những dấu hiệu của bệnh trĩ như thế nào? Bệnh trĩ có mấy loại? Có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Nguyên nhân và cách phóng ngừa bệnh trĩ như thế nào? Làm thế nào để đề phòng bệnh trĩ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dưới đây nhé.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
Người mắc bệnh trĩ thường có những dấu hiệu ban đầu như sau:
– Chảy máu mà không bị đau trong quá trình đại tiện. Ban đầu máu chỉ thể hiện một chút đỏ tươi dính vào giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu, nhưng sau đó máu chảy thành giọt hoặc tia máu, Nghiêm trọng hơn thì khi người bệnh ngồi xổm cung bị chảy máu.
– Cảm thấy đau hặc khó chịu do nứt hậu môn hoặc tắc nghẹt.
– Triệu chứng bệnh trĩ thường phụ thuộc vào vị trí. Nếu bị trĩ ngoại, vùng da trên búi trĩ có thể bị loét. Nếu trĩ ngoại còn kèm theo cục máu đông thì cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng.
– Trĩ nội có thể sa ra ngoài gọi là nội sa. Khi đó, do trĩ sa hấp thu một lượng nhỏ chất nhày và phân gây nên những kích thích khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa, đau và rát.
Bệnh trĩ thường chia làm 4 giai đoạn
Có nhiều cách chia búi trĩ theo từng loại khác nhau tùy theo từng giai đoạn. Theo phẫu thuật búi trĩ thì tùy theo mức độ đàn hồi mà chia trĩ thành 4 cấp độ. Ở cấp độ 1 và 2 thì búi trĩ chưa bị sa mà chỉ chảy máu.Ở cấp độ 3 thì búi trĩ không tự co lại được, phải dùng tay đẩy vào trong. Ở cấp độ 4 thì dù có đẩy búi trĩ vào trong thì nó vẫn bị lòi ra.
Nguyên nhân là vì ở người bình thường, các mạch máu ở trực tràng có độ co giãn tốt sẽ giữ lại, nhưng khi dây chằng yếu đi thì búi trĩ sẽ bị sa và tùy theo độ đàn hồi của dây chằng mà búi trĩ bị sa nhiều hay ít.
Bệnh trĩ nguy hiểm như thế nào?
– Bệnh trĩ thể gây biến chứng thiếu máu do mất máu mãn tính qua búi trĩ. Qua đó cơ thể sẽ mất một lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện việc trao đổi oxy cho các tế bào. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
– Tình trạng tắc mạch là tình trạng viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe giữa hoặc việc hình thành cục máu đông bên trong búi trĩ, khi da giữa các búi trĩ bị loét gây nên dấu hiệu ngứa, nóng rát.
– Trĩ thuộc nhóm bệnh có u nhưng không phải ung thư. Tuy nhiên, cũng không nên vì vậy mà chủ quan.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ và các đối tượng thường hay mắc bệnh
Các trường hợp đi đại tiện không đúng cách có thể gây nên bệnh trĩ, đó là: Khi đại tiện rặn quá sức; Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính; Người bị bệnh béo phì; Phụ nữ có thai; Chế độ ăn uống ít chất xơ.
Những trường hợp này khiến cho các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng bị căng dưới những áp lực khiến cho nó phồng lên hoặc xung huyết.
Những đối tượng thường hay mắc bệnh trĩ
– Do tình trạng lão hóa: Cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn trở nên ngày càng lỏng lẻo, không còn đủ sức nâng đỡ các mạch máu trực tràng.
– Những người phải thường xuyên ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe đường dài và những người ít vận động thể lực.
– Những người thường hay bị táo bón.
Vậy làm thế nào để đề phòng bệnh trĩ? Các bạn nên ăn nhiều chất xơ, trái cây, rau củ quả và ngũ cốc nguyên cám để phòng bệnh táo bón, vì đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ. Uống đủ mỗi ngày ít nhất 2 lít nước; Không rặn quá mạnh khi đại tiện; và hãy tập luyện thể thao mỗi ngày.