Những sai lầm thường thấy của người bệnh trĩ

Bệnh trĩ khởi phát có thể chữa khỏi. Nhưng vì một số sai lầm của người bệnh mà bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Vậy những sai lầm đó là gì?

E ngại nên giấu bệnh

Bệnh trĩ là bệnh ở vùng kín, vì thế khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên như táo bón thường xuyên, chảy máu khi đại tiện hoặc sa lồi ở hậu môn…, người bệnh thường cọi nhẹ việc đi khám bệnh, cho tới khi bệnh trở nặng khiến chảy máu nhiều và đau rát tới không chịu được thì người bệnh mới chịu đi khám bệnh. Có những người còn tự chữa bằng các mẹo truyền miệng dẫn đến bệnh nặng, thậm chí gây viêm nhiễm, hoại tử.

Bệnh trĩ có 4 cấp độ. Ở cập độ 1 và 2 người bệnh đi đại tiện ra máu, rát ở hậu môn, búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn nhưng sau đó có thể tự tụt vào được thì chỉ cần điều trị nội khoa. Nhưng nếu búi trĩ quá lớn và không tự thụt vào ở mức độ 3 hoặc 4 thì người bệnh cần phẫu thuật kết hợp dùng thuốc và ăn uống khoa học , chế độ sinh hoạt phù hợp để tránh bệnh tái phát.

Những sai lầm thường thấy của người bệnh trĩ

Nhầm lẫn với ung thư trực tràng, u hậu môn

Để phân biệt bệnh trĩ hay ung thư trục tràng, u hậu môn thì người bệnh phải tới cơ sở y tế tin cậy để làm các thủ tục như nội soi đại trực trằng, hậu môn và được bác sĩ chẩn đoán bệnh, không được tự ý chạy chưa bằng những phương pháp không đúng với tình trạng bệnh tật, điều này khiến cho việc điều trị bệnh không hiệu quả mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Cũng cần phải phân biệt rõ u hậu môn với bệnh trĩ cũng khác nhau. Tùy theo mức độ mà trĩ có thể sa ra ngoài và thụt vào hoặc không tự thụt vào được, khác hẳn với u hậu môn là do quá trình tăng sih bất thường của các tổ chức tế bào vùng hậu môn.

Chỉ người lớn mới mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở người cao tuổi, trên 30 tuổi trở lên nhưng gần đay số người mắc bệnh trĩ càng trẻ hóa. Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh trĩ, hiếm gặp đối với trẻ dưới 6 tuổi , nhưng không phải là hoàn tàn không có trẻ nhỏ mắc bệnh trĩ. Bố mẹ nên cho bé đi khám bệnh và điều trị kịp thời; đồng thời cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và tránh táo bón như rau xanh, hoa quả ; các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, đu dủ, chuối, rau đay, mồng tơi, rau diếp cá…

Tự điều trị bằng các bài thuốc truyền miệng

Các bài thuôc truyền miệng trong dan gian có thể khỏi với một vài trường hợp, nhưng đa phần gây hậu quả khiến bệnh nặng thêm hoặc biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh nên khám bệnh và tuân theo phác đồ của bác sĩ để được điều trị bệnh trĩ một cách an toàn và hiệu quả.

Theo Đông y,việc điều trị bệnh tĩ nên tập trung vào điều trị căn nguyên của bệnh tức là bổ khí huyết, thăng khí; khắc phục tình trạng khí hư, khí trệ, huyết ứ đồng thời kết hợp làm giảm các triệu chứng như cầm máu, thông tiện, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, làm co búi trĩ… và sử dụng các liệu pháp làm bền lại hệ tĩnh mạch trĩ bị giãn. Ngoài ra, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp để tránh bệnh tái phát.