Bệnh trĩ ra máu và cách xử lý
Ra máu ở ở hậu môn là một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh trĩ. Ở mức độ nhẹ máu thường ra ít và khó có thể nhận biết, một số trường hợp máu rỉ kèm với phân ra ngoài. Một số trường hợp nặng máu chảy thành tia.
Ra máu nhiều khiến hậu môn bị nhiễm trùng, người bệnh đau đớn, mệt mỏi do bị mất mấu nhiều. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn một số cách xử lý đơn giản với bệnh trĩ khiến hậu môn chảy máu.
Tại sao bệnh trĩ lại gây chảy máu
Bệnh trĩ gồm có trĩ nội, trĩ ngoại, cả 2 đều gây ra chảy máu. Tuy nhiên chảy máu do trĩ nội thường khó nhân biết hơn so với trĩ ngoại, do xuất hiện ở vị trí không chưa dây thần kinh cảm giác, vì vậy không gây đau đớn cho người bệnh.
Một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu là táo bón. Táo bón hình thành do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu chất xơ, dùng thực phẩm cay nóng nhiều, lạm dụng rượu bia và chất kích thích. Táo bón khiến cho phân cứng lại, di chuyển chậm chạp, gây tổn thương cho các bộ phận mà chúng đi qua, từ đại tràng – trực tràng – xuống hậu môn. Khi các lớp niêm mạc ống hậu môn bị trầy xước, tổn thương sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết.
Biện pháp cầm máu
Khi có hiện tượng chảy máu các bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:
– Ngâm hậu môn trong nước ấm: Nước ấm có tác dụng làm thư giãn, đồng thời còn có thể sát trùng và thu nhỏ các thành tĩnh mạch ở hậu môn. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chậu nước ấm có pha chút muối và ngâm hậu môn trong 10 – 15 phút. Sau đó sử dụng bông gòn để băng vào chỗ chảy máu.
– Chườm đá: Đá cũng có tác dụng trong việc cầm máu và giúp cho các tế bào đang ở trong tình trạng tổn thương ở niêm mạc co lại nhanh chóng, giảm lượng máu thoát ra ngoài. Các bạn sử dụng khăn vải bọc đá, chườm lên khu vực hậu môn trong vài phút.
– Bông gòn và giấy thấm mềm: Đây là những vật dụng giúp cầm máu đơn giản và hiệu quả.
– Chườm đá: Đá cũng rất hữu ích trong việc cầm máu vì nó có thể khiến cho các tế bào ở lớp niêm mạc bị tổn thương co lại nhanh chóng, làm cho máu khó thoát ra ngoài. Bệnh nhân có thể sử dụng một chiếc khăn hoặc chiếc vải có bọc đá rồi chườm lên khu vực hậu môn trong vài phút.
Ngoài các phương pháp phổ biến và hiện đại kể trên các bạn cũng có thể tham khảo một số kinh nghiệm dân gian dưới đây:
Cách 1: Dùng lá sen + ngải cứu + cỏ mực tươi, mỗi thứ 30 – 40 gr đem rửa sạch, giã nát để lấy nước. Nước dùng để uống, còn bã dùng đắp trực tiếp lên khu vực hậu môn để cầm máu.
Cách 2: Dùng 40 gr lá huyết dụ + 20 gr cỏ mực + 20 gr lá cây sống đời, rửa sạch, sắc uống 2 lần mỗi ngày, trước bữa ăn.
Cách 3: Dùng 20 gr cỏ mực + 20 gr mấu củ sen khô + 16 gr lá trắc bá. Đem hỗn hợp sao lên và sắc uống ngày 2 lần, trước bữa ăn.
Trên đây là một số cách cầm máu do bệnh trĩ phổ biến, thường được sử dụng. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ có tác dụng cầm máu tạm thời mà không thể điều trị dứt điểm bệnh trĩ.
Trĩ là môt căn bệnh tuy không tổn hại đến tính mạng nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm, gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và công việc. Khi có những triệu chứng của bệnh trĩ các bạn nên đến trung tâm y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị đúng cách.
Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến bênh trĩ, hãy liên hệ với Phòng khám Kiên Thành để được khám, tư vấn miễn phí và điều trị kịp thời.