Cách giảm đau trĩ tại nhà cho người bệnh trĩ

Bệnh trĩ hình thành có thể do nhiều nguyên nhân như: Ngồi nhiều, ít vận động, uống không đủ nước, béo phì, ăn thiếu chất xơ, mang thai, táo bón, tiêu chảy mãn tính… Mặc dù không đe dọa tính mạng người bệnh nhưng trĩ gây ra nhiều phiền toái, khó khăn khi đại tiện và sinh hoạt.

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng phổ biến hơn ở độ tuổi 30 – 60, nữ bị nhiều hơn nam. Cho dù ở bên trong trực tràng (trĩ nội) hay dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại), thì việc các búi trĩ hình thành và phát triển đều gây ra tình trạng đau rát, mất máu. Dưới đây là một số biện pháp giúp người bệnh giảm thiểu tình trạng này.

Tăng cường chất xơ

Chất xơ giúp tăng nhu động ruột, giảm độ PH ở trong trực tràng, tăng khả năng giữ nước, giúp phân mềm hơn, đi ngoài thuận lợi hơn. Việc bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn giúp giảm 50% tình trạng chảy máu do bệnh trĩ.

Theo các chuyên gia: Có 2 loại chất xơ khác nhau có thể dùng để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

– Chất xơ hòa tan có thể hút nước và chuyển hóa thành dạng gel, làm chậm quá tình tiêu hóa. Nó có nhiều trong cám yến mạch, lúa mạch, quả hạch, các loại đậu.

– Chất xơ koong hòa tan có tác dụng bổ sung khối lượng lớn vào trong phân, giúp thức ăn đi qua hệ tiêu hóa một cách nhanh hơn. Nó có nhiều trong cám lúa mì, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Khi tăng lượng xơ trong chế độ ăn của mình các bạn nên thực hiện một cách từ từ, bởi tăng nhiều một cách đột ngột có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng. Lượng cần thiết cho trẻ em khoảng 14 gr trên 1000 calo tiêu thụ, còn ở người lớn (19 – 50 tuổi) là 38 gr mỗi ngày với nam và 25 gr đối với nữ.

Cách giảm đau trĩ tại nhà cho người bệnh trĩ

Uống đủ nước

Nạp đủ nước cho cơ thể giúp cho phân ngậm nước và việc đi tiêu trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại nước ngọt có ga, rượu bia, thức uống chứa cồn hoặc caffeine vì chúng gây áp lực cho hệ tiêu hóa, gia tăng tình trạng táo bón và làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.

Làm việc kết hợp nghỉ ngơi

Để giảm áp lực cho vùng hậu môn – trực tràng nên tránh việc ngồi liên tục trong nhiều giờ. Sau mỗi 1 giờ ngồi làm việc các bạn nên đứng dậy đi lại, vận động trong 5 – 10 phút.

Hàng ngày nên thu xếp thời gian tập thể dục, chủ yếu là đi bộ, tập yoga, bơi lội… tránh các môn thể thao có cường độ vận động mạnh hoặc nặng như tập gym.

Ngâm hậu môn trong nước nóng

Hơi nước nóng có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, giảm căng giãn tĩnh mạch các búi trĩ. Bạn có thể đổ nước ấm vào chậu lớn hoặc, pha thêm vài hạt muối rồi ngâm hậu môn khoảng 15 phút.

Thoa kem dưỡng ẩm hoặc dầu dừa

Nếu búi trĩ sưng đau và khô có thể dùng kem dưỡng ẩm như vaseline để thoa lên, giúp giảm các giác khó chịu. Nên sử dụng các loại có thành phần tư nhiên để tránh kích ứng; Dầu dừa có công dụng dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt, các bạn có thể dùng.

Chườm đá lạnh

Đá lạch làm co các máu máu tại búi trĩ, giảm căng giãn, sưng phồng. Bạn có thể cho viên đa vào miếng vải sạch rồi dùng chườm lên vùng bị trĩ trong 10 – 15 phút.

Dùng túi trà

Với những người bị trĩ ngoại việc dùng túi trà đắp lên vùng hậu môn cũng có tác dụng giảm đau. Chất tanin có trong trà có khả năng làm se, giảm sưng, cầm màu.

Trường hợp bị trĩ ngoại, bạn có thể dùng một túi trà ấm đắp lên vùng hậu môn để làm dịu cơn đau. Chất tannin trong túi trà có đặc tính làm se, giảm sưng và có khả năng cầm máu.

Vệ sinh hậu môn đúng cách

Người bệnh trĩ nên sử dụng loại giấy mềm, ẩm để vệ sinh hậu môn một cách nhẹ nhàng sau khi đi đại tiện. Nếu dùng vòi xịt cũng cần phải nhẹ nhàng, không nên để áp lực của nước quá mạnh.

Khi có những dấu hiệu nặng như chảy máu thành tia, đau rát khó chịu… thì các bạn nên tới bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám chi tiết và được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp !