Bài tập kiễng chân giúp cải thiện triệu chứng bệnh trĩ

Dù nằm ở vị trí thấp nhất cơ thể, nhưng bàn chân được y học mệnh danh như “trái tim thứ 2”. Cũng do vị trí của mình mà việc đưa máu tuần hoàn tới chân càng gặp nhiều áp lực lớn. Và một khi chức năng của bàn chân suy giảm thì sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động lưu thông máu. Do đó, việc tập thể dục cho đôi chân có vai trò rất quan trọng. Một trong những động tác đơn giản nhất chính là kiễng gót chân.

Thực hiện kiễng gót chân 15 phút mỗi ngày có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh trĩ; Ngoài ra còn giảm chóng mặt, bổ thận, mang đến đôi chân thon thả, phòng ngừa các bệnh về mạch máu.

Bài tập kiễng chân giúp cải thiện triệu chứng bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những bệnh hậu môn – trực tràng khá phổ biến, hình thành do thói quen ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, táo bón. Căn bệnh này tuy không đe dọa tính mạng nhưng khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Thực hiện kiễng chân mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ. Cụ thể, khi kiễng gót chân, trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào phần trước của bàn chân và hậu môn liên tục được co thắt. Khi hậu môn co thắt, sự hồi lưu của máu trong các tĩnh mạch tại trực trạng được thúc đẩy, tình trạng ứ trệ máu do trĩ được cải thiện. Do đó, người mắc bệnh trĩ nên kiên trì tập thường xuyên.

Bài tập kiễng chân giúp cải thiện triệu chứng bệnh trĩ

Cách tập bài kiễng chân

Bài tập ngồi kiễng chân

Ngồi kiễng chân, nhón chân phù hợp với những người làm việc văn phòng do tính chất công việc phải ngồi nhiều. Đây cũng là nhóm người có tỉ lệ mắc bệnh trĩ rất cao. Áp dụng bài tập nhón chân sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu ở chân, giảm đau vai, cổ, lưng dưới do tình trạng lưu thông máu kém.

Cách thực hiện:

– Người tập ngồi ở khoảng 1/3 diện tích ghế.

– Giữ cho thắt lưng thẳng, chân vuông góc với sàn, dùng lực của ngón chân để kiễng và chân lên cao.

– Giữ tư thế trong 30 giây rồi hạ chân xuống, thả lỏng và lặp lại động tác.

Bài tập đứng kiễng chân

Bài tập này tác động đến chân nhiều hơn so với ngồi nhón chân. Những người trung niên vào cao tuổi, nếu lo sợ ảnh hưởng tới khớp khi tập thể thao cường độ cao thì có thể lựa chọn bài tập này.

Cách thực hiện như sau:

– Người tập ở tư thế đứng thẳng, 2 chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông, hít thở đều.

– Ngẩng đầu và ưỡn ngực, 2 tay buông dọc theo thân, tách 2 bàn chân và chếch một góc khoảng 60 độ. Tiếp đó nhấc gót của 1 chân lên 5 cm, giữ trong 2 giây rồi hạ xuống, sau đó đổi chân kia.

– Lặp lại động tác 10 lần cho mỗi bên chân.

Những điều cần lưu ý khi tập kiễng chân

Để thực hiện bài tập kiễng chân an toàn và hiệu quả thì các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

– Không nên tập ngay sau khi ăn no. Bởi sau khi ăn, máu sẽ dồn về dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Tập vào thời điểm này sẽ khiến gia tăng gánh nặng cho dạ dày cũng như đường ruột, không có lợi cho quá trình tiêu hóa. Với những người có dạ dày không tốt thì thể dục sau khi ăn còn dẫn tới tình trạng co thắt và đau ở cơ quan này.

– Khi tập kiễng chân, trọng lực của toàn bộ cơ thể dòn vào đầu ngón chân, thời gian kiến chân không nên quá lâu. Bên cạnh đó cần duy trì nhịp thời đều đặn để có hiệu quả cao. Cố gắng tránh tổn thương tại khớp và xương bàn chân do các ngón ở tư thế căng trong khoảng thời gian dài.

– Trong quá trình tập luyện cần tiến hành theo từng bước. Sau mỗi động tá nhốn chân cần thư giãn trong khoảng thời gian 3 – 5 giây. Không được nhón đột ngột vì nó dễ gây đau ở gót chân.

– Trường hợp bị đau nhức nhẹ sau khi hoàn thành bài tập thì các bạn cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần nghỉ vài ngày, ngâm chân nước nóng để có thể nhanh chóng phục hồi trước khi tập trở lại.

– Khi tập kiễng chân, toàn bộ phần dưới cơ thể tham gia vào quá trình chuyển động, các bạn nên khởi động kỹ trước khi bước vào bài tập chính thức. Điều này không chỉ giúp thư giãn các cơ và xương mà còn tránh được nguy cơ căng cơ, bong gân.

– Những người bị chấn thương mắt cá chân, viêm mắt cá chân không khuyến khích thực hiện bài tập kiễng chân.

Trên đây là một số chia sẻ về Bài tập kiễng chân giúp cải thiện triệu chứng bệnh trĩ. Các bạn hãy áp dụng để chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhé !