Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại cao hơn nam giới
Bệnh trĩ ngoại khá phổ biến ở nữ giới. Khi bị trĩ ngoại, búi trĩ bị cọ xát, viêm sẽ gây đau đớn, chảy máu, cảm giác khó chịu vì búi trĩ nằm ở bên ngoài, không tự co lên được (khi nặng). Do ngại đau, người bệnh thường có xu hướng hạn chế đi vệ sinh,dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh về khác như: viêm đại tràng, nứt kẽ hậu môn… Nữ giới dễ bị mắc các bệnh phụ khoa, u xơ đường ruột.
Tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở nữ giới cao hơn nam giới vì một số nguyên nhân:
– Cấu tạo cơ thể
Do thiên chức làm mẹ, phải mang thai, ở vùng chậu nữ giới còn có tử cung, có thể chèn ép trực tràng. Điều đó có thể khiến cho trực tràng nghiêng về sau, độ cong lớn, khi đi đại tiện sẽ chậm hơn, dễ gây táo bón, dẫn tới bệnh trĩ ngoại.
– Thai kì
Việc mang thai sẽ tạo áp lực lớn hơn tới trực tràng, khi thai nhi lớn dần thì áp lực cũng lớn hơn, làm trở ngại sự lưu thông tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, từ đó dẫn tới trĩ ngoại.
– Chất thải trong cơ thể
Kinh nguyệt, khí hư tiết ra thường xuyên, kích thích vùng da hậu môn, gây viêm mãn tính, làm tăng sinh các mô, dẫn tới trĩ ngoại.
– Sau sinh
Sau khi sinh nở, do khoang bụng trống rỗng, không có nhu cầu đi đại tiện, không đi đại tiện đều đặn, nằm trên giường lâu. Đại tiện khó khăn dễ dẫn tới mắc trĩ ngoại.
Ngoài các nguyên nhân như trên phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại và các bệnh hậu môn – trực tràng khác do: chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh; không thường xuyên vận động, đứng ngồi nhiều một chỗ…
Để được khám chữa, tư vấn về bệnh trĩ cũng như phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất thì chị em phụ nữ không nên ngại. Nên đến trực tiếp các cơ sở y tế uy tín, phòng khám chuyên khoa để kiểm tra khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh.