Nứt kẽ hậu môn do biến chứng từ ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn là hiện tượng ngứa quanh hậu môn, vị trí ngứa nằm ở hậu môn hoặc trên da xung quanh hậu môn. Người bị ngứa hậu môn thường có cảm giác khó chịu, đau đớn khi đại tiện kèm theo ra máu lẫn trong phân thành sợi, đại tiện khó. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh có cảm giác ngại đi đại tiện, và nhịn đi ngoài khiến phân càng trở nên rắn hơn mỗi khi đại tiện dẫn tới nguy cơ mắc nứt kẽ hậu môn.
Một số người bị ngứa hậu môn sau khi sử dụng các thực phẩm chứa chất kích thích như: cà phê, coke, bia, chocolate, trà tàu…
Táo bón và tiêu chảy là 2 trong số các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngứa hậu môn. Khi mắc một trong 2 bệnh này, sau đại tiện một ít phân sót lại có thể làm viêm lớp da non xung quanh hậu môn. Lâu dần, lớp da này có thể bị lớt loét hoặc nứt. Bên cạnh đó, người bệnh rặn quá lâu hoặc đi đại tiện quá nhiều một số tĩnh mạch ở khu vực hậu môn có thể bị sưng phồng và gây bệnh trĩ.
Nứt kẽ hậu môn và trĩ có thể làm hậu môn chảy máu hoặc đau đớn mỗi lần đi cầu, nhưng hiếm khi gây ra ngứa hậu môn.
Ngứa hậu môn để lâu có thể lây sang cơ quan sinh dục, gây nứt các nếp nhăn và dẫn tới suy giảm thần kinh, khiến cho người bệnh ăn không có cảm giác ngon, khó ngủ.
Điều trị ngứa hậu môn
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, chất kích thích.
– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhất là sau khi đi đại tiện; ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm.
– Điều trị dứt điểm các bệnh táo bón, tiêu chảy.
– Sử dụng thuốc bôi dạng kem, bôi thuốc vào vùng bị ảnh hưởng để giảm viêm và ngứa.