Nguyên nhân, hậu quả của dị vật hậu môn

Nguyên nhân gây dị vật hậu môn

Bệnh trĩ: bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ ngoại có các triệu chứng như: căng tức, đau và thấy có dị vật ở hậu môn. Nhất là bệnh trĩ ngoại do tăng sinh mô liên kết, dần to ra và mềm, người bệnh thường không đau, không chảy máu, nhưng cảm thấy vướng vì có vật lạ ở khu vực hậu môn.

Viêm ống hậu môn: Do thói quen đại tiện không đúng cách trong thời gian dài và các kích thích của phân gây nên. Táo bón hoặc đi đại tiện liên tục cũng có thể gây bệnh. Bên cạnh đó, do sự tồn tại của chứng viêm nên nhiều người thường nhịn đi ngoài, gây khó chịu, cảm giác có dị vật ở hậu môn.Dị vật hậu mônU nhú phì đại hậu môn: U nhú phì đại hậu môn là một bệnh tương đối lành tính. Triệu chứng là xuất hiện khối sưng dạng u nhú màu trắng ở ống hậu môn, khá cứng và nhiều. Viêm u nhú hậu môn khiến người bệnh thường cảm giác có vật lạ trong hậu môn, cùng với sự tăng sinh phì đại của u nhú, người bệnh khi đi ngoài u nhú có thể sa ra ngoài hậu môn. Nếu u nhú nhỏ, sau khi đi ngoài xong có thể tự trở lại bên trong hậu môn. Còn u nhú to thì người bệnh phải dùng tay nhét vào. Nếu không chữa chạy kịp thời có thể gây sưng phù hậu môn và đau.

Giãn niêm mạc trực tràng: Bệnh này có thể phân thành 3 cấp độ: I, II,  và III dựa vào mức độ phát triển của bệnh. Triệu chứng chủ yếu của Giãn niêm mạc trực tràng là đại tiện khó, căng tức hậu môn và cảm giác có dị vật ở hậu môn.

Hậu quả của dị vật hậu môn

Dị vật ở hậu môn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu  và ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Khi xuất hiện dị vật ở hậu môn người bệnh nên khám chữa và điều trị sớm. Nếu không chữa trị sẽ gây tác hại đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Ảnh hưởng tâm lý: Dị vật hậu môn khiến người bệnh sẽ luôn có cảm giác lo lắng bất an. Trong nhiều trường hợp dị vật hậu môn xuất hiện có kèm theo triệu chứng đại tiện ra máu, mất máu nhiều khiến cho người bệnh mệt mỏi, thay đổi tâm tính. Thông thường đều có tâm lý căng thẳng, suy nghĩ lung tung, một số người sẵn tâm lý bi quan còn nảy sinh tâm lý lo lắng về nguy cơ ung thư.

Ảnh hưởng đến công việc: người mắc bệnh trĩ, sa hậu môn, để lâu không tự co lên được, hoặc chỉ cần lao động nặng một chút búi trĩ cũng có thể sa ra ngoài gây khó chịu, bên cạnh đó quần lót, cơ thể cọ sát vào “dị vật” cũng khiến cho người bệnh bị đau đớn, gây tình trạng mất vệ sinh, dễ viêm nhiễm. Điều này ảnh hướng tới việc cân bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, cũng như trong các công việc hàng ngày.

Ảnh hưởng đến sức khỏe: dị vật ở hậu môn có thể gây ra thiếu máu, nhiễm khuẩn, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Bệnh trĩ để lâu có thể biến chứng thành các bệnh hậu môn trực trang khác như: rò hậu môn, polyp hậu mônáp-xe quanh hậu môn.

Leave a Reply