13 điều ghi nhớ để bệnh trĩ không trở thành “ác mộng”
Ở nước ta, tỉ lệ người mắc bệnh trĩ có thể lên tới 55%, trong số đó những người ngoài 40 tuổi mắc bệnh có thể lên đến 60 – 70%. Tổi càng lớn, các mô làm nhiệm vụ hỗ trợ tĩnh mạch càng yếu đi, từ đó làm tẳng khả năng mắc bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp, thuộc về đường hậu môn trực tràng. Ta thường biết đến 3 loại bệnh trĩ phổ biến đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Căn bệnh này không đe dọa đến tính mạng con người nhưng có thể ảnh hưởng đến đời sống thường ngày của người bệnh rất nhiều. Để giảm những ảnh hưởng của bệnh trĩ tới đời sống hàng ngày, người bệnh cần ghi nhớ 1 số điều sau đây.
#1. Theo các nghiên cứu khoa học, việc thiết chất xơ có thể dẫn tới tình trạng táo bón, khó tiêu, là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn tới bệnh trĩ. Vì vậy việc bổ sung đầy đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể là rất quan trọng.
#2. Nên uống từ 7 – 8 ly nước mỗi ngày để đảm bảo các hoạt động trong cơ thể, việc uống đủ nước còn giúp làm mềm phân, từ đó việc đi ngoài sẽ trở nên dễ dàng hơn.
#3. Tập thể dụng thường xuyên rất có ích cho việc kích thích nhu động ruột, tránh tình trạng táo bón, giúp mềm phân và đi ngoài dễ hơn. Không nên thực hiện các bài tập quá nặng như đạp xe, nâng tạ, squat,….
#4. Ngâm hậu môn trong nước ẩm từ 10 – 15 phút sau khi đi vệ sinh, hoặc ngân hậu môn với tần suất từ 2 – 3 lần mỗi ngày có thể giúp giảm đau rất tốt.
#5. Khi bị trĩ, ta cần giữ gìn khu vực hậu môn sạch sẽ, sử dụng nước ấm để vệ sinh sẽ giúp hậu môn ít kích thích hơn là dùng giấy lau. Ta cũng có thể dùng khăn ướt loại không nước hoa và cồn để tránh bị kích ứng.
#6. Chườm khăn lạnh hoặc túi đá lên vị trí bị trĩ nhiều lần trong ngày có thể giúp giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.
#7. Khi chọn đồ lót, ta nên chọn đồ lót làm bằng vải cotton để đảm bào khô thoáng cho da, tránh gây kích ứng, cọ xát.
#8. Khi đi vệ sinh, không nên ngồi quá lâu hoặc rặn quá mạnh có thể gây áp lực lên trực tràng, tăng khả năng bị bệnh trĩ.
#9. Khi ngồi trên ghế, việc kê thêm tấm đệm sẽ tránh để các búi trĩ bị chèn ép, ngăn ngừa nguy cơ bệnh phát triển.
#10. Khi bị trĩ thường sẽ có cảm giác ngứa rát, tuy vậy ta tuyệt đối không được gãi, tránh gây thưởng tổn cho da và làm bệnh nặng thêm.
#11. Nhiều người làm những công việc văn phòng phải ngồi lâu trong nhiều giờ đồng hồ, tuy vậy ta vẫn nên đi lại 5 phút mỗi giờ để giảm áp lực vùng hậu môn.
#12. Bài tập kegel là bài tập rất tốt cho xương chậu được phát minh bởi bác sĩ người Mỹ Arnold Kegel. Khi thực hiện bài tập, ta ngồi hoặc nằm, sau đó co thắt các cơ vùng xương chậu, từ từ 5 – 8 giây sau đó thả lỏng. Lặp lại động tác 10 lần giúp các cơ xương chậu được tập luyện, ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển.
#13. Sử dụng nhiều các sản phẩm có Diosmin có tác dụng ngăn ngừa viêm búi trĩ, làm giảm kích thước búi trĩ rất tốt. Hoạt chất này còn cực kì lành tính, có thể sử dụng cho phụ nữ có thai.