6 biến chứng do sa búi trĩ

Búi trĩ là sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng. Nó được chia thành các giai đoạn khác nhau, ở giai đoạn nặng búi trĩ sa ra ngoài mà không tự co vào được. Tình trạng này khiế người bệnh bị đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới tâm lý và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn về 6 biến chứng do sa búi trĩ nhé.

Tắc tĩnh mạch

Khi búi trĩ phát triển tới kích thước lớn, sau đó sa xuống có thể gây chèn ép mạch máu, cản trở quá trình lưu thông. Các mạch máu của búi trĩ sa bị vỡ ra và chảy máu, hình thành nên các cục máu đông, tắc mạch trĩ gây đau. Khi sờ vào hoặc vận động có thể nhận thấy ở vùng rìa của hậu môn có khối phồng màu xanh.

Tắc mạch trĩ nội có cảm giác đau và cộm sâu bên trong của hậu môn. Tuy nhiên triệu chứng không rõ như trĩ ngoại. Kéo dài có thể gây nhiễm khuẩn quanh hậu môn và có thể trở thành nhiễm khuẩn huyết.

6 biến chứng do sa búi trĩ

Nghẹt búi trĩ

Búi trĩ nội sa ra bên ngoài ngày càng phình to, tới khi không thể đưa lại trở vào hậu môn có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn. Nghẹt búi trĩ không chỉ gây đau rát mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình bài tiết cũng như đào thải phân, khiến bệnh nhân nhịn đi ngoài, dẫn tới táo bón, lại càng khiến cho bệnh trĩ trở nặng hơn.

Hoại tử búi trĩ

Khi bị trĩ, vùng hậu môn của người bệnh luôn ở vào tình trạng bị ẩm ướt do dịch nhầy tiết ra nhiều. Đây chính là môi trường thuận lợi để cho các vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi, gây viêm nhiễm hậu môn và làm tăng nguy cơ hoại tử. Nếu búi trĩ sưng to, chuyển màu sang xám hoặc nâu đỏ chính là dấu hiệu của hoại tử.

Viêm da

Vùng da ở giữa các búi trĩ thường xuyên ẩm ướt rất dễ bị loét, hăm. Nếu kéo dài có thể khiến viêm da quanh hậu môn hoặc viêm khe. Nó khiến người bệnh thường xuyên bị ngứa ngáy, nóng rát khó chịu, gây mất tự tin cũng như nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày.

Gây mất máu

Búi trĩ bị sưng tấy khiến cho người bệnh bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện, mất máu. Nếu như búi trĩ lớn, vỡ tĩnh mạch ở hậu môn có thể gây ra tình trạng bị chảy máu nhiều, khiến người bệnh chóng mặt, tụt huyết áp, choáng váng, cơ thể suy kiệt.

Nhiễm trùng máu

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của sa búi trĩ là nhiễm trùng máu. Khi búi trĩ sưng to và căng phồng sẽ rất dễ bị tổn thương hoặc gây áp xe hậu môn. Từ đó các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu thông qua các vết nứt, rách, dẫn tới nhiễm trùng và nguy hiểm cho tĩnh mạch.

Thực tế ghi nhận nhiều người bệnh có thói quen dùng tay để nhét búi trĩ trở lại trong hậu môn để làm giảm cảm giác cộm, khó chịu khi sinh hoạt. Cách này có thể dùng khi sa trĩ mức độ nhẹ, búi trĩ có thể tự co vào được, không sưng đau hoặc chảy máu. Nó cũng chỉ giúp búi trĩ bớt sa chứ không trị được bệnh. Ở mức độ trĩ sa nặng thì hành động này có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị sa búi trĩ. Người bệnh có thể bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước trong ngày, giảm cân,, vận động thể dục nhiều hơn, tránh ngồi nhiều hoặc rặn mạnh khi đi đại tiện… Nếu sa búi trĩ gây chảy máu hoặc đau nhiều thì nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để khám và được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp !