8 biến chứng có thể gặp khi trẻ bị táo bón

Táo bón là tình trạng khá thường gặp ở trẻ. Nó có thể xuất hiện trong thời gian ngắn và không gây ra vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, nếu kéo dài thì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất của trẻ, khiến bé mệt mỏi, khó chịu, biếng ăn… Nội dung dưới đây chia sẻ với 8 biến chứng có thể gặp khi trẻ bị táo bón. Các bạn hãy bỏ túi để chăm sóc sức khỏe cho bé yêu tốt hơn nhé.

Táo bón khiến trẻ đi đại tiện ra máu

Táo bón khiến cho phân khô và rắn, bề mặt trở nên gồ ghề. Khi đi ngoài, phân sẽ chà sát lên niêm mạc của ống hậu môn – trực tràng, có thể gây xước và chảy máu. Mức độ ra máu phụ thuộc vào độ rắn cũng như độ sắc của phân, độ bền của niêm mạc cũng như thời gian cọ xát. Lúc đầu máu chỉ rỉ ra thấm vào giấy vệ sinh khi lâu, nặng hơn thì máu có thể nhỏ giọt hoặc thành tia.

Táo bón gây nứt hậu môn ở trẻ

Phân tích trữ lâu trong đại tràng sẽ trở nên to dần và rắn chắc. Khi khối phân lớn hơn sự giãn nở của ống hậu môn có thể gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn. Trẻ dễ bị hơn người lớn do niêm mạc da còn mỏng và dễ bị tổn thương.

Khi bị nứt kẽ hậu môn trẻ càng không dám đi vệ sinh do đau đớn, và do đó tình trạng táo bón sẽ nặng hơn. Khi gặp phải biến chứng này trẻ không chỉ bị đại tiện ra máu tươi mà còn rất đâu đớn, dai dẳng ở những lần đi vệ sinh tiếp theo.

8 biến chứng có thể gặp khi trẻ bị táo bón

Đau đớn khi đi đại tiện

Đau chính là cảm giác tạo ra vòng luẩn quẩn của chứng táo bón ở trẻ. Vì táo bón nên sẽ đau khi đi ngoài, vì ngại đau nên sợ và hịn đi đại tiện, càng nhịn thì táo bón càng nặng.

Gây đau bụng vùng dưới rốn

Táo bón có thể đi kèm với tình trạng bụng thường xuyên ở vào tình trạng ấm ách khó chịu. Muốn đi ngoài mà không được, các chất thải dồn nén và gây căng tức vùng bụng. Trẻ còn có thể bị bán tắc ruột du “u phân” gây nên.

Gây tắc ruột

Như đã nói ở trên, táo bón gây tắc ruột một phần, thậm chí là toàn phân với các biểu hiện cụ thể như đau bụng từng cơn, không đánh hơi được, chướng bụng, thậm chí có thể sờ và cảm nhận được khối rắn ở vùng góc của đại tràng trái. Đây là một biến chứng ngoại khoa và cần phải được cấp cứu.

Gây trĩ nội, trĩ ngoại

Táo bón được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Bởi phân khô và cứng sẽ đè nén trực tràng, khiên niêm mạc phải chịu nhiều áp lực lớn, cản trở lưu thông máu, hình thành các búi trĩ.

Mặt khác, táo bón khiến trẻ phải rặn mạnh hơn,ngồi lâu hơn trong nhà vệ sinh, gây áp lực mạnh cho bụng và vùng chậu, phân nén ép khiến tĩnh mạch bị giãn nở quá mức. Tình trạng này kéo dài tạo ra điều kiện thuận lợi để các bũi trĩ xuất hiện, gây đại tiện ra máu.

Gây viêm ống hậu môn trực tràng

Đây là tình trạng viêm hậu môn – trực tràng. Bình thường trực tràng có nhiêm vụ đẩy phân ra ngoài cơ thể qua hậu môn. Khi phân khô và rắn sẽ gây tổn thương niêm mạc, hậu môn – trực tràng làm gia tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, áp xe hậu môn, rò hậu môn.

Chán ăn, suy dinh dưỡng

Táo bón kéo dài khiến trẻ biếng ăn, lớn chậm, lâu dài thành suy dinh dưỡng.

Táo bón ảnh hưởng tiêu cực nhiều mặt tới trẻ. Để đề phòng cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây, tạo thói quen đi vệ sinh hàng ngày, khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn và uống đủ nước.