Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Bị trĩ khi mang thai là một trong những vấn đề khó khăn mẹ bầu gặp phải trong quá trình thai nghén. Hiện tượng bệnh trĩ thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người mẹ và em bé.

Nguyên nhân phát sinh bệnh trước hết là do thời kỳ mang thai, thể trạng người mẹ có nhiều thay đổi. Cân nặng tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi tạo một áp lực lớn lên vùng xương chậu, trực tràng và hậu môn khiến bệnh trĩ xuất hiện. Bên cạnh đó lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ lúc mang bầu cũng tăng mạnh để nuôi dưỡng thai làm các tĩnh mạch có nguy cơ co giãn bất thường, đặc biệt các tĩnh mạch ở khu vực trực tràng, hậu môn tạo thành các búi trĩ.

Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Mặt khác, thời gian mang thai mẹ bầu hay bị ốm nghén, chán ăn, hay bị buồn nôn nên chỉ ăn theo sở thích dẫn đến chế độ ăn uống không tốt cho hệ tiêu hóa, thường xuyên bị táo bón cũng góp phần làm tăng tình trạng bệnh.

Khi bị trĩ, bà bầu phải chịu đựng rất nhiều hiện tượng khó chịu. Đó là đại tiện ra máu; đau tức, ngứa ngáy ở hậu môn; hậu môn bị nổi u, cục nóng rát…Những hiện tượng này có vẻ không mấy nguy hiểm nhưng lại rất ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe bà bầu.

Ngoài ra, táo bón là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ làm phân tích tụ lâu là nguy cơ gia tăng độc tố trong cơ thể, không tốt cho cả mẹ và bé.

Đến thời điểm lâm bồn, quá trình rặn đẻ sẽ khiến bệnh trĩ càng nặng thêm, người mẹ sẽ rất đau đớn và khổ sở với những bất tiện, mệt mỏi…Vì vậy khi phát hiện bệnh trĩ, bà bầu cần phải điều trị ngay tránh hệ lụy xảy đến sau này.

Đối với bà bầu việc điều trị bệnh trĩ cần cẩn thận hơn do phải giữ gìn sự phát triển bình thường của thai nhi; do đó hết sức hạn chế dùng thuốc kháng sinh hoặc phải theo chỉ định và sự theo dõi nghiêm ngặt của bác sỹ. Tốt nhất mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cho phù hợp hơn, tăng cường uống nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và những chất dinh dưỡng tốt cho việc tiêu hóa, hạn chế táo bón sẽ giúp giảm tình trạng bệnh trĩ.

Trong trường hợp phải dùng thuốc, bà bầu cũng nên ưu tiên sử dụng các loại thảo dược; bên cạnh đó chú trọng các phương pháp điều trị hiệu quả mà không có tác dụng phụ như: Tắm với nước ấm nhiều lần trong ngày bằng hình thức ngâm người trong bồn tắm. Cách này giúp cơ thể thư giãn, các cơ được thả lỏng, khu vực trực tràng, hậu môn được nước ấm xoa dịu, đỡ đau rát, giảm táo bón, dễ cho việc đại tiện.

Có thể làm các động tác massage vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng để giảm đau tức, khó chịu; chú ý không làm trầy xước hậu môn sẽ dễ bị viêm nhiễm.

Tóm lại, đối với bà bầu hay bất cứ người nào khác, bệnh trĩ sẽ gây ra nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời; riêng bà bầu phải đối mặt với những cơn đau và rặn đẻ nên bệnh trĩ sẽ càng nghiêm trọng. Vì vậy dù nặng hay nhẹ nếu đã xuất hiện triệu chứng bệnh trĩ nên sớm điều trị kịp thời.