Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?
Bệnh trĩ đã trở thành bệnh lý rất thường gặp trong xã hội hiện đại khi chúng ta ngày càng có xu hướng lười vận động và ăn uống không khoa học.
Bệnh trĩ xảy ra do đám rối tĩnh mạch bị sưng phồng quá mức ở mô xung quanh vùng hậu môn. Bệnh được chia làm hai loại: trĩ ngoại và trĩ nội. Khi mắc phải bệnh trĩ người bệnh thường có biểu hiện như: đại tiện ra máu, sa búi trĩ, hậu môn ẩm ướt và gây ra ngứa rát, đau đớn.
Đặc biệt, bệnh trĩ thường xảy ra ở một độ tuổi nhất định, nhưng không phải ai cũng biết rõ về điều này. Phần lớn mọi người đều nghĩ, chỉ có người trưởng thành mới mắc bệnh trĩ do mạch máu ở hậu môn bắt đầu trở nên sơ cứng và giảm đàn hồi.
Nhưng các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng đã khẳng định điều này hoàn toàn sai, vì thực tế đã cho thấy, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh trĩ. Khi có điều kiện thuận lợi phát bệnh thì bệnh trĩ sẽ lập tức ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của con người.
Số liệu thống kê đã chứng minh bệnh trĩ tồn tại ở mọi lứa tuổi. Khoảng 50% dân số Việt Nam đang mắc bệnh trĩ và những người ở độ tuổi 45 – 65 chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 70%.Những người ở độ tuổi thanh niên có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn và trẻ em dưới 5 tuổi cũng có khả năng mắc bệnh, nhưng chỉ có tỷ lệ gần 1%.
Đặc biệt, người cao tuổi và phụ nữ có thai sẽ là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao nhất, vì sự thay đổi nội tiết và cân nặng trong cơ thể.
Những người lười vận động, thường xuyên ngồi hay đứng do đặc thù công việc cũng có khả năng mắc bệnh rất cao. Vì vậy, cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là mọi người nên tạo thói quen thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để luôn biết rõ về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Có thể nói, bệnh trĩ không phân biệt tuổi tác và ai cũng có thể trở thành bệnh nhân bị trĩ. Tuy nhiên, thực tế là ngày càng có nhiều người trẻ tuổi mắc phải bệnh trĩ vì lười vận động.
Để phòng ngừa bệnh trĩ, chúng ta nên vệ sinh hậu môn cẩn thận sau mỗi lần đi đại tiện.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, phù hợp với bản thân cũng có vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh trĩ. Hãy chú ý uống nhiều nước, tối thiểu khoảng 2 lít mỗi ngày để hỗ trợ quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và bài tiết được thuận lợi; ăn nhiều chất xơ như rau xanh và các loại hoa quả tươi…
Và đặc biệt, việc thường xuyên vân động, tập luyện thể dục thể thao, nhất là những môn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội,…rất có tác dụng để tăng cường sức khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Đáng chú ý, bệnh trĩ vốn không gây ra nguy hiểm đến tình mạng, nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì hoàn toàn có thể phát triển nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm như trĩ hỗn hợp, đại tiện ra máu, nghẹt búi trĩ , nhiễm trùng máu, hay thậm chí là ung thư hậu môn trực tràng.