Đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đại tiện ra máu là hiện tượng không hiếm gặp. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề khác nhau về sức khỏe, cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì, có nguy hiểm không? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Phòng khám Kiên Thành tìm hiểu chi tiết nhé.

Triệu chứng đại tiện ra máu

– Máu có màu đỏ tươi hoặc hồng bám lẫn vào phân khi đi đại tiện.

– Máu dính trên giấy vệ sinh sau khi đại tiện xong.

– Máu dính vào bồn cầu, nhỏ thành giọt hoặt bắn thành tia.

– Có một số trường hợp người bệnh bị nặng hơn thì máu có thể thâm đen hoặc là máu đông.

Nếu như máu ra nhiều và thường xuyên mà lại không gây cảm giác đau đơn thì thường là dấu hiệu của bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa, hậu môn – trực tràng như là: Bệnh trĩ, polyp trực tràng, hoặc táo bón. Nói chung, người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách để tránh ác biến chứng nguy hiểm có thể xảy tới.

Đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nguyên nhân đại tiện ra máu nhưng không đau

– Do bệnh trĩ: Bệnh trĩ gồm trĩ nội và trĩ ngoại, diễn tiến qua nhiều cấp độ. Khi còn nhẹ thì người mắc bệnh thường không bị đau, nhưng bệnh nặng sẽ khiến người bệnh bị đau và gặp nhiều rắc rối trong sinh hoạt và công việc thường ngày.

– Táo bón: Người bị táo bón thường do ăn thiếu chất xơ; Thường xuyên mất ngủ và mệt mỏi, căng thẳng khiến cho nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Người bệnh cảm thấy khó khăn khi đi ngoài, phân cứng và vón cục, phải dùng lực nhiều để rặn. Phân khô và cứng gây tổn thương bên trong, làm chảy máu tươi. Táo bón còn là tiền để gây ra các vấn đề khác như trĩ, nứt kẽ hậu môn

– Polyp trực tràng: Bệnh này xuất hiện những khối u mọc lồ ra bên trong thành đại tràng. Nguyên nhân chủ yếu do tăng sinh quá mức của niêm mạc đại tràng.

– Ảnh hưởng từ bệnh viêm ruột: Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng đại tiện ra máu mà không đau. Sự viêm nhiễm tại ruột khiến cho nhiều vi khuẩn có hại phát triển và tấn công chức năng hệ tiêu hóa như là viêm loét đại tràng.

– Viêm đại tràng: Đại tràng nằm ở cuối của ống tiêu hóa nên rất dễ bị viêm nhiễm. Bệnh này khó trị dứt điểm, dễ tái phát nên cần đi khám sớm. Bên cạnh đó cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp.

– Dấu hiệu ung thư trực tràng: Bên cạnh đi ngoài ra máu mà không đau thì người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, sút cân không rõ lý do, chướng bụng, buồn nôn, sốt cao

Đại tiện ra máu nhưng không đau cần làm gì?

Trước tiên, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để khám và xác định nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng của mình. Bên cạnh đó, để cải thiện triệu chứng thì cần chú ý tới chế độ ăn uống và luyện tập. Cụ thể:

– Ăn uống: Bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn. Sử dụng nhiều rau – củ – quả. Hạn chế chất béo và đồ ăn nhanh. Uống dủ 2 lít nước mỗi ngày.

– Tập luyện: Thường xuyên vận động, tham gia vào các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ để các cơ được hoạt động, giúp lưu thông máu tốt hơn.

– Sinh hoạt lành mạnh: Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ, khong nhịn, hạn chế ngồi lâu một chỗ. Những người ngồi lâu trong nhà vệ sinh (đọc truyện, lướt điện thoại) nên bỏ thói quen xấu này.

Trên đây là một số chia sẻ về Đại tiện ra máu nhưng không đau là bệnh gì, có nguy hiểm không? Các bạn hãy lưu ý để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn nhé!