Đi ngoài ra máu có phải ung thư ?

Khi xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu, nhiều người thường thấy rất hoảng sợ và lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh như táo bón khiến rách hậu môn, trĩ, hoặc nghiêm trọng hơn có thể là biểu hiện của các bệnh ung thư như ung thư vùng hậu môn, ung thư trực tràng.

Khi cơ thể xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu, để có thể xác định được chính xác nguyên nhân bệnh và đề phòng trường hợp xấu nhất, người bệnh nên lập tức đến bệnh viện để kiểm tra và được khám và điều trị kịp thời. Với phần lớn các bệnh, được phát hiện càng sớm đồng nghĩa với việc thời gian chữa bệnh sẽ ngắn hơn và người bệnh sẽ phải chịu ít đau đớn hơn. Ngược lại, nếu ta để bệnh phát triển nặng thêm, không chỉ sức khỏe bị ảnh hưởng mà thời gian và chi phí chữa bệnh cũng sẽ tăng lên rất nhiều.

Những căn bệnh thuộc về đường hậu môn phổ biến như trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, polyp trực tràng,… là những nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh ung thư. Tuy đa số trường hợp mắc bệnh này đều là lành tính, nhưng cũng có những trường hợp bệnh có kích thước lớn hoặc phát triển thành u ác tính có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Đi ngoài ra máu có phải ung thư ?

Polyp hậu môn là tổn thương dạng khối xuất hiện trong vùng đại tràng. Trong giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng đặc biệt, vì vậy rất khó để người bệnh phát hiện ra bệnh. Đến giai đoạn khi polyp lớn dần, khi đó cơ thể sẽ có những dấu hiệu như đi ngoài ra máu, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.

Không phải tất cả những trường hợp bị polyp đều có thể phát triển thành ung thư, tuy nhiên người bệnh cần được theo dõi định kì để giảm thiểu tình trạng bệnh phát triển, đặc biệt là những bệnh nhân đã thực hiện cắt bỏ polyp tuyến.

Ung thư đại tràng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất nước ta. Căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, gây đau đớn và bất tiện trong cuộc sống.

Để giảm tình trạng mắc các bệnh trên, nếu nhận thấy dấu hiệu bệnh ta cần lập tức đến bệnh viện để tiếp nhận điều trị trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh họat để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh trên.

Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Cần nạp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể và uống nhiều nước, kết hợp với tập luyện thể thao thường xuyên để kích thích nhu động ruột, tránh nguy cơ bị táo bón.

Không nên sử dụng những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ cay nóng có thể dẫn tới táo bón. Nên hạn chế sử dụng cà phê, bia, rượu và những thực phầm có nhiều chất kích thích.

Với những người bệnh từ 50 tuổi trở lên, các mạch máu xuất hiện tình trạng lão hóa có khả năng bị giãn nở cao hơn, từ đó dễ dàng mắc bệnh trĩ, polyp, vì vậy nên đi khám sàng lọc để có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.