Đi ngoài ra máu và chất nhầy
Nếu phát hiện ra hiện tượng đi ngoài ra máu và chất nhầy, chúng ta có thể nghĩ đến các bệnh về hậu môn – trực tràng thường gặp, hoặc do xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa.
Theo các bác sỹ chuyên khoa, đi ngoài ra máu và chất nhầy thường là biểu hiện của một số bệnh như:
– Bệnh rò hậu môn: Do trong ống hậu môn có ổ áp xe phá ra vùng da cạnh hậu môn, tiết ra dịch mủ và phân lỏng có lẫn máu, chất nhầy.
– Bệnh nứt kẽ hậu môn: Vùng da hậu môn bị nứt, viêm loét. Ở giai đoạn bệnh nặng, mỗi lần người bệnh đại tiện đều bị chảy máu; kèm theo chất nhầy là dịch ở các vết viêm loét.
– Bệnh áp xe hậu môn: Trong hậu môn có các khối áp xe tụ mủ, gây khó khăn, đau đớn khi đại tiện. Mối lần đại tiện các khối tụ mủ này vỡ ra lẫn vào phân.
– Bệnh trĩ: Là bệnh do các tĩnh mạch trong hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức tạo thành các búi trĩ, khi bị sa ra ngoài hậu môn, các búi trĩ có thể bị viêm nhiễm, gây đau rát, nhất là khi người bệnh đại tiện thường xuất hiện chảy máu thành tia, giọt nếu người bị trĩ nặng.
Ngoài những bệnh kể trên, hiện tượng đi ngoài ra máu và chất nhầy còn có thể là dấu hiệu của các bệnh kiết lỵ, táo bón, viêm đại tràng hoặc ung thư hậu môn, trực tràng. Vì vậy muốn xác định bệnh chính xác cần đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để bác sỹ khám lâm sàng, kết hợp siêu âm, nội soi.
Để nhận biết tình trạng đi ngoài ra máu và chất nhầy, người bệnh có thể quan sát và phát hiện qua một số đặc điểm như sau:
– Đi ngoài ra máu: Máu chảy nhiều thành tia, giọt ở hậu môn, phân có lẫn máu tươi hoặc phân có màu đen, phân dính máu vón cục, máu đông;
– Đi ngoài có chất nhầy: Trong phân có lẫn chất nhầy trắng, hoặc màu hồng, đỏ; Phân lỏng và nhầy, có lẫn máu và nhớt.
Kèm theo hiện tượng phân có máu và chất nhầy là đau rát hậu môn mỗi khi đại tiện; hậu môn sưng tấy, ngứa ngáy; đau bụng, mệt mỏi, táo bón.
Điều trị bệnh gây ra hiện tượng này có nhiều cách, phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Nếu ở thể nhẹ, người bệnh chỉ cần dùng thuốc dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ chuyên khoa. Nếu bệnh đã ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để ngăn chặn bệnh biến chứng.
Ngày nay kỹ thuật điều trị các bệnh về hậu môn – trực tràng hiện đại , người bệnh ít bị đau đớn khi phẫu thuật vì thời gian thực hiện nhanh trong 20 – 30 phút; Nhanh hồi phục và lành vết thương; An toàn, không có tác dụng phụ; Hiệu quả điều trị cao, giảm tối đa bệnh tái phát;
Nói chung, nếu nhận thấy bất kỳ điều bất thường nào xảy ra như đi ngoài ra máu và chất nhầy, người bệnh cần đến ngày các phòng khám, bệnh viện chuyên ngành uy tín để được thăm khám và chẩn trị kịp thời, không nên lần lữa đề phòng bệnh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và vất vả hơn trong điều trị.