Đi ngoài ra phân có lẫn chất nhầy cảnh báo bệnh gì?

Phân có lượng nhỏ chất nhầy đi kèm là hiện tượng bình thường, nhưng nếu quá nhiều, nhất là lại đi kèm với đau bụng, buồn nôn thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như tắc ruột, viêm loét đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng.

Đi ngoài ra phân có lẫn chất nhầy cảnh báo bệnh gì? Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ chi tiết với các bạn về vấn đề này nhé.

Theo các nhà khoa học, chất nhày do màng nhầy trong cơ thể tiết ra. Chúng xuất hiện tại nhiều bộ phận trên cơ thể như mũi, họng, phổi, đường tiêu hóa và làm nhiệm vụ duy trì độ ẩm. Đối với hệ thống tiêu hóa của chúng ta, chất nhầy còn có tác dụng bảo vệ và giữ cho các hoạt động trơn tru, hỗ trợ cho niêm mạc ruột đào thải các chất bặn bã xuống hậu môn và ra ngoài cho thể. Nhưng nếu phân có nhiều chất nhày đi kèm thì cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

Hội chứng ruột kích thích

Đây là tình trạng rối loạn mạn tính do ruột của chúng ta không hoạt động bình thường. Các dấu hiệu cụ thể là đau bụng, táo bóng, tiêu chảy, phân có lẫn chất nhày màu trắng. Người bệnh có cảm giác bị đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện ở mức độ nhẹ, không gây ra trở ngại cho các hoạt động thông thường nhưng có thể gây giới hạn hoạt động trong các trường hợp nặng.

Đi ngoài ra phân có lẫn chất nhầy cảnh báo bệnh gì?

Nhiễm ký sinh trùng hoặc vi trùng đường tiêu hóa

Dấu hiệu cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng trùng tại đường tiêu hóa của mỗi người sẽ khác nhau tùy theo tác nhân cụ thể. Một trong những biểu hiện thường thấy là đi ngoài ra máu lẫn với chất nhày. Tình trạng bị nhiễm sẽ kéo dài cho tới khi được điều trị. Nhiễm vi trùng thường không đặc hiệu với triệu chứng sốt, đau bụng và tiêu chảy… sau đó, người bệnh đi tiêu phân nhầy, có thể có máu hoặc không.

Tắc ruột

Tắc ruột là do lòng của cơ quan này bị nút lại bởi các bã thức ăn hoặc u ở ruột non, ruột già… ngăn cả sự di chuyển của thức ăn, từ đó gây ra hiện tượng bít, tắt, không đào thải ra bên ngoài cơ thể. Hệ quả của sự ứ đọng là tình trạng đầy hơi, dịch ở ở trong lòng ruột, xuất hiện dịch vàng trong ổ bụng, thậm chí là đi tiêu ra chất nhầy có màu vàng của bệnh nhân.

Viêm loét đại tràng

Niêm mạc chính là lớp màng ở bên trong cùng, có nhiệm vụ sản xuất ra chất nhầy và enzyme để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Khi bị tổn thương niêm mạc (do vi sinh vật có hại, tác dụng phụ của thuốc…) sẽ gây ra tình trạng viêm loét. Người bệnh bị đau và xuất hiện một số triệu chứng khó chịu.

Niêm mạc bị tổn thương còn làm suy giảm khả năng sản xuất ra các chất nhày, khiến cho mô ở bên dưới không có màng bảo vệ, dẫn tới dễ bị phân hủy. Sau mỗi đợt viêm bùng phát, các chất nhày sẽ đi ra theo phân nhiều hơn. Tình trạng này cũng đồng nghĩa với việc đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh cần phải đi khám và điều trị sớm.

Bên cạnh đó, triệu chứng nghiêm trọng của viêm loét đại tràng còn là phân đen hoặc có lẫn máu tươi màu đỏ, sốt cao, thiếu máu, bị giảm cân đột ngột. Một số biểu hiện ít nghiêm trọng và phổ biến hơn là những cơn đau âm ỉ về đêm, chướng bụng, đầy hơi.

Ung thư đại trực tràng

Ung thư đại tràng xảy ra do các tế bào ung thư hình thành trong niêm mạc đại tràng hoặc là trực tràng. Những cơ quan này có nhiệm vụ trí phân và tái hấp thu nước, chất điện giải từ phân khi còn ở trong cơ thể. Hầu hết những người bị ung thư đại tràng không thể có những triệu chứng cụ thể cho tới khi thực hiện tầm soát bệnh. Một số có thể bị táo bóng, có lẫn chất nhầy ở trong phân, đi ngoài ra phân lỏng hoặc tiêu chảy, khó chịu ở bụng, mệt mỏi không rõ nguyên do, chán ăn, sụt cân, đau ở bụng dưới.

Ngoài ra, bị mắc bệnh trĩ, rò hậu môn, áp xe hậu môn… cũng khiến cho người bệnh đi ngoài rỉ dịch nhầy. Khi thấy có dịch nhầy xuất hiện nhiều, thường xuyên ở trong phân thì các bạn cần đi khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, nội so đại tràng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như phương hướng điều trị cụ thể !