Giảm nhanh các triệu chứng trĩ bằng thảo dược

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến ở hậu môn – trực tràng. Bệnh không đe dọa tính mạng nhưng ảnh hưởng tới đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Điều trị bệnh trĩ có nhiều phương pháp; Bệnh trĩ nhẹ người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, hoặc sử dụng các loại thảo dược cũng có thể giúp điều trị bệnh. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn một số thông tin về Giảm nhanh các triệu chứng trĩ bằng thảo dược nhé.

Bệnh trĩ hình thành từ sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng. Khi chức năng tuần hoàn của cơ thể kém, áp lực từ bụng và trong lòng ruột lớn lên tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị ứ, căng tức và gây đau đớn. Tĩnh mạch bị phồng to ở trong trực tràng được gọi là trĩ nội, ở quanh hậu môn là trĩ ngoại. 1 người có thể bị mắc đồng thời cả 2 loại trĩ, gọi là trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ nặng thì búi trĩ sa ra ngoài, ban đầu tự co vào được, sau phải dùng tay đẩy vào.

Người bệnh trĩ thường có các biểu hiện: Đau tức ở vùng hậu môn, chảy máu, lòi dom… Các triệu chứng có thể xuất hiện đồng thời hoặc lẻ tẻ. Nhưng điển hình nhất vẫn là khi đi đại tiện.

Giảm nhanh các triệu chứng trĩ bằng thảo dược

Bệnh trĩ bắt gặp phổ biến ở những người ít vận động, lao động nặng, thường xuyên ăn đồ cay nóng, sử dụng rượu bia, người bị táo bón, phụ nữ khi mang thai và sinh nở.

Việc điều trị bệnh trĩ dựa vào mức độ cụ thể của bệnh. Nếu bệnh nặng bắt buộc phải phẫu thuật cắt trĩ (cắt bằng điện, cắt bằng laze…). Một số biện pháp được sử dụng nhiều là tiêm xơ kết hợp thắt trĩ.

Bệnh trĩ khi còn nhẹ có thể sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng các loại thảo dược. Đông y có nhiều loại thảo có có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh trĩ như: cỏ mực, lá móng, hậu phác, nghệ, hoa hòe, huyết giác.

Cỏ mực được dùng như vị thuốc cầm máu, bổ máu, được sử dụng nhiều tại Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ. Hoa hòe có tác dụng trị đi ngoài ra máu do tích phong nhiệt (trường phong tiện huyết) và trĩ ra máu. Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra tác dụng của hoa hòe trong việc sử dụng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết.

Huyết giác được sử dụng để điều trị các trường hợp máu không lưu thông (ứ huyết). Còn lá móng có tác dụng hoạt huyết, được sử dụng để điều trị các trường hợp chảy máu ứ máu, được sử dụng nhiều ở Campuchia, Ấn Độ, Indonesia.

Củ nghệ có tác dụng hành khí, giải uất, phá ứ, được sử dụng để trị ứ máu, khí huyết không thông. Cũng giống như lá móng, củ nghệ được y học Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á ưa chuộng nhờ vào công dụng tuyệt vời.

Việc sử dụng các loại thảo dược trong điều trị bệnh trĩ có thể riêng rẽ hoặc phối kết hợp với nhau theo tỷ lệ thích hợp. Việc các vị thuốc bổ trợ cho nhau tạo nên tác dụng tăng cường, hiệp đồng, tác động tới căn nguyên gây bệnh. Nhìn chung bài thuốc là sự phối hợp các vị có tác dụng thông mạch và chống ứ tắc ở tĩnh mạch, chống viêm tốt và gia tăng độ bền thành mạch.

Sau một thời gian áp dụng các bài thuốc từ thảo dược, thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng mà bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được khám và tư vấn đầy đủ. Trên thực tế nhiều bệnh hậu môn – trực trạng có chung triệu chứng. Việc xác định đúng bệnh lý, tình trạng cụ thể sẽ giúp điều trị hiệu quả.

Trên đây là một số chia sẻ về Giảm nhanh các triệu chứng trĩ bằng thảo dược. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến bệnh trĩ và các bệnh hậu môn – trực tràng khác, hãy liên hệ với Phòng khám Kiên Thành để được tư vấn cụ thể.