Hệ lụy khi lạm dụng tháo thụt đại tràng để thải độc
Một số bậc phụ huynh khi thấy con bị táo bóng, ăn không tiêu, gày còm liền sử dụng tháo thụt đại tràng để giúp cơ thể bé loại bỏ các chất cặn bã, độc tố ra khỏi cơ thể. Nhưng cách làm nó hiệu quả tới đâu, có thực sự an toàn? Các bạn hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung dưới đây nhé.
Chị Nguyễn Thị Thuận (30 tuổi, ở Đan Phượng, Hà Nội), thường cảm thấy mệt mỏi khi cô gái lên 6 thường xuyên bị táo bón. Cả tuần bé chỉ đi đại tiện 1 – 2 lần, phân thì khô cứng. Mỗi lần đi đại tiện bé thường phải sử dụng hết sức để rặn, cả mẹ lẫn con đều như đánh vật. Có lần, vì rặn quá sức mà bé bị chảy máu hậu môn, đau rát, khóc suốt.
Cũng vì tình trạng táo bón kéo dài mà bé chậm lớn, thấp và nhỏ con hơn so với các bạn cùng lớp, ăn ngủ kém, tâm trạng thường cau có, khó chịu.
Nghĩ rằng cơ thể ai cũng như vậy, khi bị táo bón thì đường ruột không thông thoáng, sạch sẽ, dễ gây ra các bệnh lý, có hại cho sức khỏe, nên chịu THuậng thực hiện làm sạch đường tiêu hóa cho con bằng cách tháo thụt đại tràng.
Theo chị Thuận chia sẻ: “Bản thân tôi cũng thường tháo thụt thải độc đại tràng. Mỗi lần thực hiện thì thấy bụng nhẹ hơn, cơ thể cũng dễ chịu”
“Đấy là bản thân chả bệnh tật gì mài khi tháo thụt còn thấy cơ thẻ tích tụ các chất cặn bã, độc tố. Nếu không được kịp thời loại bỏ thì cơ thể sinh bệnh chỉ là nhan hay chóng thôi!” – chị Thuận chia sẻ thêm.
Theo đó chị Thuận thường sử dụng thuốc thụt, dụng cụ thụt, thâm chí là thụt mật ong vào hậu môn của con. Đồng thời tăng cường sử dụng các loại nước hỗn hợp hoa quả tự chế có tác dụng detox cơ thể.
Hành động của chị Thuận tương đối phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về Hậu môn – trực tràng thì việc cha mẹ tự ý tháo thụt cho bé sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện như người lớn.
Hậu môn – trực tràng của trẻ vô cùng nhạy cảm, những tác động từ bên ngoài vào rất dễ làm cho trẻ bị tổn thương. Bên cạnh đó, việc làm dụng thuốc thụt, mật ong bơm vào chỉ có tác dụng làm mềm phân, giúp giảm tình trạng táo bón chứ không có tác dụng điều trị tận gốc chứng táo bón hay thải độc cho cơ thể.
Bản thân cơ thể con người, kể cả trẻ nhỏe đã có cơ chế và các bộ phận tự làm sạch, có chức năng bài tiết các chất cặn bã, chất độc như gan, thận, bài tiết mồ hôi qua da. Lạm dụng tháo thút sẽ khiến cơ thể mất cân bằng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa, làm cho cơ thể mất nước, mất điện giải, và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Theo các bác sĩ: Khi trẻ bị tháo thụt nặng thì cha mẹ nên đưa đi khám để xác định nguyên nhân, có phương pháp điều trị dứt điểm. Không nên tự ý tháo thụt cho trẻ ở nhà. Cũng không nên khuyến khích trẻ rặn quá sức khiến rách, nứt kẽ hậu môn. Táo bón nếu không điều trị dứt điểm có thể là nguyên nhân gay sa trực tràng, bệnh trĩ.
Việc cung cấp cho trẻ một chế độ ăn hợp lý, giàu chất xơ, rau xanh, hoa quả cũng giúp trẻ phòng ngừa tình trạng táo bón. Trường hợp trẻ dưới 06 tháng tuổi thì nên cho bú mẹ hoàn toàn. Trường hợp không đủ sữa thì cần xem xét chọn loại sữa phù hợp.
Cha mẹ cũng nên tập cho con thói quen đi vệ sinh hàng ngày vào giờ cố định, tránh để trẻ ham chơi, quên cả đi vệ sinh. Sau khi trẻ đi vệ sinh thì cha mẹ nên dùng nước sạch, ấm, có thể thêm chút muối loãng để vệ sinh hậu môn cho con. Cách làm này vừa giảm viêm nhiễm, vừa giúp trẻ dễ chịu hơn so với việc sử dụng giấy vệ sinh khiến hậu môn đau rát.