Hiện tượng ngứa hậu môn vào ban đêm là bệnh gì?

Ngứa hậu môn vào ban đêm thoạt nghe tưởng chừng là hiện tượng đơn giản, không đáng quan tâm. Sẽ đúng như vậy nếu hiện tượng này tự biến mất sau một vài ngày. Nhưng trong trường hợp kéo dài và không có dấu hiệu giảm ngứa thì chúng ta phải nghĩ đến một số bệnh về hậu môn để có cách chữa trị.

Trước hết, có thể đây là biểu hiện của bệnh trĩ. Ngứa ngáy, khó chịu hậu môn vào ban đêm là do búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, bị cọ xát, trầy xước hoặc bị nhiễm khuẩn trong quá trình vận động của người bệnh nên đau rát, khó chịu;

Thứ hai, là bệnh rò hậu môn. Do hậu môn bị viêm nhiễm tạo thành các ổ mủ. Ngoài ra, hậu môn là bộ phận luôn ẩm ướt, rất khó để giữ sạch sẽ tuyệt đối nên cũng là nơi tập trung nhiều vi khuẩn. Sự viêm nhiễm và vi khuẩn sẽ khiến hậu môn ngứa ngáy, đau tức đặc biệt vào ban đêm khi người bệnh không bị phân tâm vào các việc hàng ngày, cảm giác đau ngứa càng trở nên rõ rệt, dễ nhận thấy.

Hiện tượng ngứa hậu môn vào ban đêm là bệnh gì?

Thứ ba, ngứa hậu môn ban đêm do các bệnh về da, ví dụ vảy nến, dị ứng da. Các bệnh này làm vùng da nơi hậu môn bị tổn thương, bong tróc, nổi mẩn gây ngứa.

Thứ tư, do bị nhiễm giun kim. Hiện tượng giun kim không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà người lớn cũng có thể bị. Vào ban đêm, giun kim thường chui ra ngoài hậu môn đẻ trứng nên rất ngứa khu vực này. Nhiễm giun kim không nguy hiểm nhưng nếu để trứng giun chui vào bộ phận sinh dục sẽ rất ảnh hưởng sức khỏe.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa hậu môn để áp dụng cách điều trị hợp lý. Nếu do bị trĩ, bạn có thể uống thuốc theo đơn của bác sỹ để thanh nhiệt giải độc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giúp làm co búi trĩ; Nếu bệnh trĩ đã ở giai đoạn nặng có thể làm thủ thuật cắt búi trĩ bằng các phương pháp tiên tiến, hiện đại như PPH và HCPT được các bệnh viện lớn thực hiện trong điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả.

Nếu là bệnh rò hậu môn thì có các loại thuốc kháng sinh mạnh chống viêm nhiễm, nhanh lành vết thương.

Đơn giản hơn là bệnh nhiễm giun có các loại thuốc tẩy giun cho cả người lớn và trẻ em để chấm dứt tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Bên cạnh các cách chữa trị, người bệnh cũng được khuyến cáo một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để phòng tránh bệnh về hậu môn như: kiểm tra các loại hóa chất thường dùng như xà phòng, dầu gội, sữa tắm…có phù hợp không, có nguy cơ gây dị ứng, mẩn ngứa không; Tránh làm trầy xước hậu môn khi làm vệ sinh lúc đại tiện hoặc mặc đồ lót quá bó, chật; Hạn chế ăn đồ cay nóng gây khó tiêu, táo bón…

Hiện tượng ngứa hậu môn vào ban đêm không tổn hại nhiều đến sức khỏe nhưng làm người bệnh khó chịu, bứt rứt; lâu dài ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và tăng nguy cơ biến chứng thành bệnh nghiêm trọng hơn nếu không chữa trị dứt điểm. Vì vậy không nên bỏ qua hiện tượng này mà cần chú ý theo dõi tình trạng bệnh để có phương pháp xử lý kịp thời.