Mách mẹ cách điều trị Polyp hậu môn ở trẻ em
Polyp hậu môn là hiện tượng trong ống hậu môn, trong trực tràng xuất hiện các khối u có cuống hay không cuống. Những khối u này có hình tròn hoặc elip, có thể phát sinh thành các triệu chứng khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.
Polyp hậu môn ít gặp ở trẻ em, nhưng không phải là không có. Do ít gặp nên bệnh ít được quan tâm đúng mức, ngoài ra bệnh này dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác như trĩ, sa đì… nên cũng hiếm khi được nêu ra cụ thể, đặc biệt với các trường hợp là trẻ em.
Chứng bệnh polyp hậu môn nếu để chuyển thành giai đoạn nặng thì cần can thiệp ngoại khoa, phải phẫu thuật cắt bỏ để tránh những biến chứng nguy hiểm khác đối với sức khỏe của trẻ.
Đối với trẻ em, nguyên nhân gây ra hiện tượng polyp hậu môn có khá nhiều, như một số ví dụ điển hình được thống kê lại dưới đây:
– Do bẩm sinh: Việc sinh ra với hậu môn hẹp, cong bẩm sinh sẽ khiến cho việc bài tiết khó khăn, các chất cặn bã bị cản trở sẽ kích thích niêm mạc trực tràng và hậu môn, gây nên những tổn thương và dẫn tới nhiễm trùng, từ đó hình thành các khối u hay còn gọi là polyp hậu môn ở trẻ.
– Do di truyền: Polyp hậu môn được cho là có khả năng di truyền. Do vậy nếu cha, mẹ bị polyp hậu môn thì con cái sẽ có tỷ lệ cao mắc phải căn bệnh này.
– Do vệ sinh kém: Việc vệ sinh kém, và để hở hậu môn tiếp xúc với đất cát khi trẻ lê la cũng dễ phát sinh vi khuẩn, dẫn tới polyp hậu môn.
– Do hậu quả của các bệnh lý khác: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng khiến phát sinh polyp hậu môn, việc kích thích quá độ niêm mạc trực tràng đồng thời với việc hậu môn ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát tác, gây nên viêm nhiễm và cuối cùng là polyp hậu môn. Ngoài ra trường hợp tắc tĩnh mạch cũng là một nguyên nhân chính xác. Tắc tĩnh mạch khiến giảm chức năng co bóp và đẩy của trực tràng, từ đó gây áp lực lên hậu môn, phát sinh polyp hậu môn.
Để dễ dàng chẩn trị và phát hiện nhanh, các bậc cha mẹ chúng ta cũng nên tham khảo một số biểu hiện của bệnh ở trẻ em:
– Trẻ đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu khá đặc trưng dù việc chảy máu không gây đau đớn.
– Các u polyp sa ra ngoài kéo theo trực tràng. Trường hợp này nếu quan sát không kỹ rất dễ nhầm với bệnh trĩ.
– Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đau đường ruột, thể trạng gầy yếu và tỏ ra mệt mỏi…
Nếu các bậc cha mẹ nhận thấy những triệu chứng trên từ con em mình thì mau chóng đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để thăm khám kịp thời. Cha mẹ cũng tuyệt đối không được tự điều trị cho con, tự mua thuốc… điều này dễ gây ra các hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe trẻ, ví dụ như tai biến, tác dụng phụ của thuốc…
Ngoài vấn đề chuyên môn thuộc về chức năng của bác sỹ… các cha mẹ có thể chú ý thực hiện một số vấn đề sau để phòng ngừa và giảm tác hại của bệnh như: Bổ sung rau xanh, chất xơ trong bữa ăn của bé giúp nhuận tràng và tiêu hóa tốt; Vệ sinh sạch sẽ hậu môn và các vùng kín, luôn giữ cho khô ráo thoáng mát; Rèn luyện thói quen cho bé đại tiện vào mỗi sáng.