Máu lẫn trong phân là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tiêu hóa
Hiện tượng phân có màu đỏ có thể là do thức ăn, những cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như: Trĩ, nứt hậu môn, viêm ruột, polyp đại tràng… không thể coi thường. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.
Máu trong phân có thể do bị xuất huyết đường ruột, liên quan tới một tình trạng tiêu hóa nghiêm trọng. Máu có màu càng sáng thì càng có nhiều nhả năng xuất huyết xảy ra tại đường tiêu hóa dưới (ruột già, hậu môn). Còn nếu như có màu sẫm hơn thì có thể là chảy máu tại đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, ruột non).
Các triệu chứng đi ngoài ra máu có thể không giống nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Phân có màu đỏ tươi thường là triệu chứng của bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn. Người bệnh còn có thể bị đau trực tràng, nhất là thời điểm trong khi đi vệ sinh (thậm chí là cả sau đó), nổi cục ở hậu mông, sưng tấy, táo bón.
Dưới đây là một số bệnh lý có thể dẫn tới hiện tượng có máu trong phân:
– Bệnh trĩ: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà máu chỉ lẫn trong phân hoặc nhỏ giọt, chảy thành tia. Bệnh trĩ bản chất là một dạng giãn tĩnh mạch, xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng.
– Nứt hậu môn: Là vết rách hoặc loét trên niêm mạc của ống hậu môn. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người trung niên cũng như trẻ sơ sinh.
– Chảy máu túi thừa: Đây là một túi nhỏ ở trong đại tràng, nó phình ra từ 1 điểm ở trên thành đại tràng. Bệnh có thể gây ra hiện tượng phân có máu như không phải là phổ biến. Tình trạng này được đánh giá là không nghiêm trọng, ít khi cần điều trị tích cực ngoại trừ máu chảy liên tục.
– Bệnh viêm ruột: Thường là viêm loét đại trạng, bệnh Crohn… khi bùng phát có thể tạo thành di chứng đi ngoài ra máu. Bệnh xuất hiện do phản ứng lỗi của hệ thống miễn dịch.
– Polyp đại tràng: Polyp là khối u phát triển ở trực tràng hoặc thành của đại tràng. Những người trên 60 tuổi, sử dụng các loại thuốc chống viêm trên 14 ngày có nguy cơ dễ bị tình trạng này.
Việc điều trị đi ngoài ra máu phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Ví dụ, người bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn cần sử dụng thức ăn lỏng, chất xơ trong chế độ ăn. Điều này giúp làm mềm phân, giảm táo bón, mau lành các chấn thương. Nếu phân có máu do bệnh viêm ruột thì người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc kháng viêm. Một số trường hợp được bác sĩ chỉ định can thiệp để sửa chữa hoặc loại bỏ một phần của đường tiêu hóa, nhằm làm giảm các triệu chứng. Người bị polyp, ung thư thì cần được cắt bỏ khối u.
Nhìn chung, đa số trường hợp đi ngoài ra máu không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu diễn ra thường xuyên, hoặc mất máu nhiều, kèm theo các vấn đều như mệt mỏi, sốt, nôn mửa, đau dữ dội… thì các bạn nên tới bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời !