Ngồi xổm hay ngồi trên bệ khi đi ngoài tốt cho sức khỏe hơn?
Đi ngoài tưởng như là một việc đơn giản mà ai trong chúng ta đều thường xuyên thực hiện. Tuy nhiên, thống kê lại cho thấy có khoảng 70% dân số thế giới đang đi vệ sinh sai cách. Từ việc mang điện thoại, sách báo vào nhà vệ sinh, sử dụng sai loại giấy, xịt nước không đúng chiều, thậm chí là lau rửa… quá sạch khiến mất cân bằng lợi khuẩn.
Trong nội dung dưới đây Phòng khám Kiên Thành sẽ chuyển đến các bạn một nội dung khá thú vị là Ngồi xổm hay ngồi trên bệ khi đi vệ sinh tốt cho sức khỏe hơn? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Trên thực tế, việc sử dụng xí bệt trong các nhà vệ sinh trong không đẹp và sang bằng bồn cầu. Nhưng tư thế ngồi xổm trên xí bệt được xem là tự nhiên hơn và thuận lợi hơn cho việc tống khứ các chất thải ra ngoài cơ thể.
Có thể nói quá tình đi tiêu thực ra phức tạp hơn chúng ta vẫn nghĩ. Đầu tiên trực trạng sẽ co lại khi chứa nhiều phân. Điều này khiến cho cơ trơn của ống hậu môn giãn ra. Và trong quá trình đào thải phân thì cơ hậu môn trực tràng sẽ giãn ra, góc hậu môn trực tràng cũng rộng hơn. Việc ngồi xôm sẽ giúp mở góc hậu môn trực tràng ra rộng hơn, ống cũng thẳng hơn so với ngồi trên bệ, nhờ đó phân thải ra ngoài được dễ dàng và hiệu quả hơn.
Vấn đề khi sử dụng bệt là khiến ruột dưới bị gấp, buộc chúng ta phải rặn nhiều hơn để có thể tống phân ra ngoài. Tư thế ngồi xổm thư giãn cơ hậu môn trực tràng tốt hơn, kéo thẳng ruột kết để quá trình đào thải phân thuận lợi, không bị căng thẳng.
Việc sử dụng bồn cầu thoạt nhìn có vẻ sạch sẽ hơn nhưng có những tác hại mà có thể bạn chưa biết. Cụ thể:
– Bệnh tim mạch: Khi đi ngoài ở tư thế ngồi thẳng lưng ở trên bồn cầu thường đòi hỏi chúng ta phải nín thở mạnh, cơ thành bụng cũng như cơ hoành cần co bóp mạnh hơn, áp lực lên ổ bụng cũng gia tăng khiến huyết áp tăng mạnh. Điều này càng phổ biến hơn ở những người bị táo bón, huyết áp cao. Một vấn đề khá là việc ngồi lâu trên bồn cầu và nín thở nhiều khiến gia tăng tiêu thụ oxy của cơ tim,từ đó gây ra các cơn đau thắt ở ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, và nặng nề hơn có thể dẫn tới đột tử.
– Bệnh trĩ: Ngồi lâu, rặn mạnh và tạo áp lực lớn tới khoang bụng… gây ảnh hưởng tới ruột già và trực tràng.
Cách để khắc phục nhược điểm của bệ ngồi là đặt chiếc ghế nhỏ ở trong nhà vệ sinh và kê cao chân lên khoảng 10 cm khi bạn đi ngoài, miễn là thân và bàn chân của chúng ta tạo thành góc 35 độ, sao cho giống với tư thế ngồi xổm nhất. Thực tế cũng ghi nhận việc sử dụng ghế thấp để kê chân khi ngồi trên xí bệ giúp chất thải đi ra thuận lợi hơn, thải sạch hơn so với việc không dùng.