Ngồi xổm hay ngồi trên bệ khi đi vệ sinh tốt cho sức khỏe hơn
Tư thế khi đi vệ sinh sẽ tốt cho sức khỏe là điều được rất nhiều người tranh luận. Đa phần họ tranh cãi về việc ngồi xổm hay ngồi trên bệ bồn cầu sẽ phù hợp hơn. Trên thực tế, ngồi xổm hay ngồi trên bệ đều có những mặt tích cực và tiêu cực riêng biệt.
Các bồn cầu ngồi xổm và xả nước lần đầu tiên được phát minh vào những năm cuối thế kỷ 16. Phát minh này đã và đang được người dân sử dụng hàng loạt. Theo thông tin từ các chuyên gia, trong quá trình con người đi vệ sinh, góc hậu môn trực tràng sẽ mở rộng để tống phân ra bên ngoài. Góc mở càng đủ rộng thì quá trình này diễn ra nhanh hơn. Với tư thế ngồi xổm, con người dễ dàng đi đại tiện nhanh hơn do tư thế đã giúp góc hậu môn mở rộng.
Trong trường hợp nếu như không thể đi đại tiện hoặc đi khó khăn trong thời gian dài có thể gây nên các vết nứt hậu môn, gây đau đớn cho người bệnh. Ví dụ điển hình chính là người bệnh đang trong tình trạng táo bón lâu ngày. Khi đó, sử dụng toilet ngồi xổm sẽ cực kì phù hợp để giúp cho người bệnh dễ dàng tống phân ra bên ngoài. Lưu ý cũng cần ăn uống hợp lý trở lại, uống đủ lượng nước cần thiết, tập thể dục mỗi ngày thì mới có hiệu quả. Tuy nhiên, ngồi xổm khi đi vệ sinh cũng có thể gây ra rủi ro. Ngồi xổm sẽ khiến cho huyết áp bị tăng nhanh hơn so với bình thường.
Còn đối với ngồi trên bệ, tư thế này được nhiều người ưa chuộng hiện nay, gia đình nào cũng có toilet bệ. Nguyên nhân là do toilet bệ trông sạch sẽ hơn, thuận tiện và đỡ mỏi chân hơn. Tuy nhiên, ngồi bệt sai tư thế có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Theo nghiên cứu, ngồi bệt khi đi vệ sinh có thể tạo áp lực rất lớn cho ruột, thậm chí là cơ vòng hậu môn, cửa hậu môn vẫn còn khép, không thể mở hoàn toàn. Thêm vào đó, khi đi vệ sinh kiểu ngồi bệt, áp lực đào thải tăng đáng kể.
Việc gia tăng áp lực quá mức lên hậu môn khi đi vệ sinh sai cách một thời gian dài có thể có tác hại như sau:
– Bệnh tim mạch: nhịp thở nhanh, cơ thành bụng và cơ hoành sẽ co bóp mạnh tạo áp lực ổ bụng. Điều này có thể có thể khiến cho những cơ quan tim mạch bị ảnh hưởng.
– Bệnh trĩ: ngồi sai tư thế có thể khiến các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị phình giãn quá mức.
– Táo bón: đi vệ sinh sai cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ và nước là yếu tố hàng đầu gây bệnh.
– Viêm đại tràng: tư thế đi vệ sinh không đúng khiến cho đại tràng bị viêm.
– Bệnh về khung xương chậu: ngồi quá lâu có thể khiến phần cuối của ruột già bị xệ xuống, đè nén vào khung xương chậu gây đau đớn.
Nếu bạn ngồi bệt sai hoặc ngồi quá lâu có thể khiến ruột dưới bị gấp khúc, ngăn chặn quá trình tống phân ra bên ngoài. Khi đó, bạn phải rặn nhiều hơn, sử dụng sức nhiều hơn mới có thể đẩy ra, nhưng chính điều đó cũng khiến hậu môn liên tục bị ảnh hưởng.
Để đảm bảo không mắc bệnh khi ngồi bệ, hãy thực hiện ngồi đúng cách. Theo đó, bạn nên đặt một chiếc ghế nhỏ ở dưới bồn, kê cao chân 8-10 cm khi bạn đi vệ sinh, sao cho thân và bàn chân tạo thành một góc 35 độ. Lúc này, cơ thể sẽ chuyển về tư thế ngồi xổm giúp đi vệ sinh nhanh hơn.