Nội soi trực tràng cách nào không gây đau đớn?

Nhiều người muốn đi tầm soát ung thư trực tràng nhưng lại rất ngại khi nghe tới việc cần phải tiến hành nội soi hậu môn, do sơ đau. Vậy, cách làm này có đau không? Có được gây mê không? Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Trực tràng nằm ở phần cuối của ruột già. Nó có độ dài khoảng 20 – 30 cm. Nội soi trực tràng là phương pháp đưa ống soi có gắn camera qua hậu môn – trực tràng để giúp quan sát bề mặt bên trong trực tràng. Nhờ vào các hình ảnh thu được từ việc đưa ống nội soi vào, các bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương ở bên trong trực tràng như: Viêm loét, polyp, xuất huyết niêm mạc, khối u lành tính, ác tính… Các bác sĩ cũng có thể tiến hành sinh thiết lấy bệnh phẩm trong khi tiến hành nội so hoặc can thiệp loại bỏ polyp, cầm máu.

Khác với nội soi đại trực tràng toàn bộ, việc nội so trực tràng chỉ thực hiện soi ở 1 đoạn ruột ngắn là trực tràng (vốn là đoạn ruột thẳng), sử dụng ống soi mềm có đường kính vào khoảng 1.3 cm. Thời gian tiến hành khoảng 10 – 15 phút và cũng không gây ra quá nhiều sự khó chịu cho người bên nên đa số người bệnh không cần phải gây mê (tiền mê).

Nội soi trực tràng cách nào không gây đau đớn?

Tuy nhiên, có một thực tế là ngưỡng chịu đau của mỗi người là khác nhau. Một số người khả năng chịu đau thấp hơn, trong khi một số người lại cao hơn. Ở những người có ngưỡng chịu đau thấp hơn thì để không có cảm giác đau khi tiến hành nội soi, các bác sĩ sẽ tiến hành tiền mê cho bệnh nhân trước khi nội soi. Nội soi trực tràng không cần phải nhịn ăn, chi cần bơm 1 ống thuốc (như Fleet Enema, Golistin Enema…) để cho người bệnh đi tiêu trước khi được đưa vào phòng nội soi.

Kỹ thuật nội soi trực tràng được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý liên quan tới hậu môn – trực tràng như: Viêm loét, xuất huyết trực tràng, polyp trực tràng, ung thư trực tràng, rò hậu môn, bệnh trĩ…

Người bệnh có các dấu hiệu sau sẽ được bác sĩ yêu cầu tiến hành nội soi trực tràng:

– Đau tại vùng bụng dưới rốn kéo dài.

– Đại tiện ra máu, trong phân có lẫn máu và chất nhầy.

– Tiêu chảy, táo bón kéo dài.

– Đau, ngứa, chảy dịch tại vùng hậu môn.

– Những người đã hoặc là đang điều trị viêm loét đại trực tràng, polyp, ung thư trực tràng, bệnh Crohn… cũng cần phải thực hiện nội soi trực tràng theo định kỳ để dõi theo diễn tiến của bệnh.

Trên đây là một số chia sẻ về Nội soi trực tràng cách nào không gây đau đớn? Đây là phương pháp giúp tầm soát sớm ung thư trực tràng ở những đối tượng có nguy cơ cao như: Người bệnh trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình bị ung thư trực tràng, polyp có tính chất gia đình. Với những đối tượng có nguy cơ cao thì các bạn nên đi khám, tầm soát định kỳ, điều trị sớm để tránh bệnh trở nặng, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí.