Phân biệt bệnh trĩ và rò hậu môn
Bênh trĩ và rò hậu môn đều là những bệnh lý xảy ra ở hậu môn – trực tràng. Hai bệnh này có những biểu hiện giống nhau như đều gây chảy máu, đau ở quanh khụ vực trực tràng. Tuy nhiên đây là những bệnh riêng biệt, có triệu chứng và biện pháp điều trị khác nhau.
Trong bài viết này, các chuyên gia, bác sĩ của Phòng khám Kiên Thành sẽ giúp các bạn phân biệt bệnh trĩ và rò hậu môn nhé.
Về triệu chứng
Rò hậu môn là khi người bệnh bị nhiễm khuẩn tại vùng hậu môn, trực tràng. Đó thường là hậu quả của áp xe quanh hậu môn mà không được điều trị đúng cách, triệt để, khiến bị khối áp xe bị vỡ và tạo thành đường rò. Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác cũng có thể gây rò hậu môn là lao ruột, bệnh Crohn, viêm nhiễm do các bệnh lây lan qua đường tình dục, tổn thương sau điều trị tia xạ tại hậu môn – trực tràng, chấn thương.
Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch tại hông môn bị sưng phồng, kém đàn hồi do sự giãn nở quá mức. Bệnh có thể hình thành ở bên trong trực tràng, dưới da hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh thường là táo bón mạn tính, béo phì, có bầu, lao động nặng, quan hệ qua đường hậu môn.
Bệnh trĩ và rò hậu môn thường dễ gây sự nhầm lẫn do cùng có những triệu chứng như: Ngứa, sưng đỏ ở hậu môn, đau khi đi đại tiện.
Tuy cùng gây hiện tượng ẩm ướt hở hậu môn, nhưng trĩ thường nhẹ hơn, còn người bệnh rò hậu môn lại chảy nhiều dịch có mủ vàng, mùi khó chịu.
Bệnh trĩ có triệu chứng riêng như: Đau khi ngồi, gần hậu môn có các cục u. Còn rò hạu môn lại có triệu chứng bị xì hơi qua lỗ rò. Mặt khá, do lỗ rò ăn sâu qua tuyến hậu môn, ra tới tận lớp da bên ngoài nên khi đại tiện thì dịch hậu môn, máu, mủ, phân cũng theo đường rò đi ra khiến cho bệnh nhân đau đớn. Còn khi tiểu tiện thì người bệnh lại có cảm giác xót do nước tiểu rơi vào vùng nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể gây sốt, ớn lạnh.
Về phương pháp điều trị
Nếu như người bệnh trĩ nhẹ (độ 1 & 2) có thể thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để đẩy lùi bệnh tật, chỉ bệnh nặng (độ 3 & 4) mới phải tới bệnh viện, thì rò hậu môn lại cần phải can thiệp phẫu thuật.
Người bệnh trĩ có thể ngâm rửa hậu môn trong nước ấm, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng. Chỉ những trường hợp không điều trị sớm, dứt điểm, khi bệnh nặng mới cần tới bệnh viện. Tại đây các bác sĩ có thể chỉnh định các biện pháp khác nhau tùy theo tình trạng cụ thể, như: Thắt trĩ bằng vòng cao su, chích xơ mạch máu tới nuôi búi trĩ, hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Phẫu thuật rò hậu môn là biện pháp duy nhất giúp giảm áp lực bên trong cơ vòng hậu môn, giúp máu lưu thông thuận lợi, vết thương mau lành hơn. Các bác sĩ tiến hành tìm lỗ rò, mổ cắt đường rò, dẫn lưu áp xe, cắt bỏ toàn bộ các tổ chức xơ cũng như ngóc ngách của lỗ rò. Đây là những tiểu phẫu không phức tạp, thời gian hồi phục nhanh, ít biến chứng. Người bệnh có thể xuất viện sau khi được phẫu thuật.
Qua các thông tin trên có thể nhận thấy: Bệnh trĩ là do các tĩnh mạch ở hậu môn bị sung phồng, có thể điều trị tại nhà thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt (nếu bệnh nhẹ), còn rò hậu môn là tình trạng bị nhiễm khuẩn mãn tính, chỉ có thể điều trị khỏi nhờ phẫu thuật, được thực hiện tại bệnh viện.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì cả bệnh trĩ và rò hậu môn đều có biến chứng và ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Do đó, khi có những biểu hiện của bệnh thì các bạn nên tới bệnh viện, phòng khám chuyên khoa hậu môn – trực tràng để được các bác sĩ chẩn đoán, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp !