Sa trực tràng kiểu túi ở phụ nữ

Bệnh sa trực tràng kiểu túi có thể xảy ra với cả nam và nữ, nhưng bệnh xảy ra với nữ nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình sinh nở và lão hóa của chị em.

Vậy bệnh sa trực tràng kiểu túi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao, chị em hãy cùng tham khảo ở các thông tin được chia sẻ dưới đây.

Phụ nữ trung niên, đặc biệt là những đối tượng đã trải qua nhiều lần sinh nở thường hay bị suy giãn lớp màng cơ ngăn cách giữa trực tràng và âm đạo, tạo nên một túi phình về phía âm đạo, được gọi là sa trực tràng (tên tiếng Anh là Rectocele). Bệnh này cũng có thể xuất hiện với nam giới nhưng ít gặp hơn.

Sa trực tràng kiểu túi ở phụ nữ

Nguyên nhân gây sa trực tràng kiểu túi

Đa số phụ nữ,ít nhất một lần trong đời phải đối mặt với việc mang thai và sinh nở. Việc này khiến cho xương chậu của chị em bị suy yếu do mang nặng đẻ đau, do việc cắt bỏ tầng sinh môn trong các lần sinh đẻ khiến cho sàn chậu bị suy yếu; đồng thời do tuổi tác ngày càng cao… Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sa trực tràng kiểu túi.

Các trường hợp khác có thể dẫn đến nguyên nhân sa trực tràng kiểu túi là do tình trạng táo bón kéo dài, lao động nặng nhọc hoặc ho mãn tính cũng khiến cho sàn chậu suy sinh ra bệnh.

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

– Do di truyền: Một số chị em khi sinh ra đã bị yếu các mô liên kết ở vùng xương chậu so với chị em khác. Điều này có thể khiến họ tăng nguy cơ mắc bệnh sa trực tràng kiểu túi.

– Lão hóa: Tuổi tác ngày càng cao thì tình trạng các mô cơ và dây chằng ngày một yếu đi, các cơ trực trằng cũng không ngoại lệ.

– Béo phì: Tình trạng béo phì gây áp lực lớn cho các mô sàn chậu, vì thế nó trở nên giãn, yếu hơn khiến cho nguy cơ mắc trực tràng kiểu túi cao hơn.

Các triệu chứng của bệnh sa trực tràng kiểu túi thường khó nhận biết. Bởi bệnh chỉ có những biểu hiện rõ ràng khi nó trở nên tiến triển nặng hơn với các dấu hiệu: Có khối mềm trong âm đạo; Luôn cảm thấy ở trực tràng căng tức; Tình trạng đại tiện khó, táo bón…; Có cảm giác sau khi đại tiện vẫn còn sót phân ở trực tràng; Khi quan hệ chăn gối có cảm giác đau và khó chịu; Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể chảy máu âm đạo liên tục; không kiểm soát được tình trạng đại tiện, thậm chí trực tràng sa khỏi cửa âm đạo.

Ngoài ra, các phụ nữ có thể bị sa các cơ quan vùng xương chậu khác như bàng quang, tử cung.

Cách điều trị trực tràng sa kiểu túi

Tùy mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hay điều trị nội khoa.Thông thường, các triệu chứng của bệnh sa trực tràng kiểu túi có thể khắc phục bằng phương pháp ngoại khoa mà hạn chế phẫu thuật, trừ khi kích thước của nó quá lớn.

Một yếu tố các bệnh nhân cần hết sức chú trọng là các phương pháp khắc phục bệnh sa trực tràng kiểu túi hiệu quả bằng cách thay đổi chế độ ăn, tăng lượng chất xơ trong bữa ăn và bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày.