Tác dụng điều trị bệnh trĩ của vừng đen
Vừng đen (còn có tên gọi mè đen hoặc hắc chi ma) là loại hạt quen thuộc, thường được dùng để làm muối vừng, vừng lạc trong bữa ăn rất ngon miệng. Nhưng chắc chưa nhiều người biết rằng vừng đen còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khá hiệu quả.
Theo Đông y, trong vừng đen có nhiều chất dinh dưỡng rất hữu ích trong điều trị các bệnh như táo bón, suy nhược cơ thể, cao huyết áp…, đặc biệt là bệnh trĩ. Vừng đen có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp lưu thông khí huyết, tăng cường độ bền chắc của thành hậu môn, giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển bệnh rất tốt.
Bởi một trong những nguyên nhân xuất hiện bệnh trĩ là do tình trạng táo bón của người bệnh khiến máu không lưu thông đầy đủ đến hậu môn trực tràng, làm các tĩnh mạch ở khu vực này phải chịu nhiều áp lực, co giãn quá mức hình thành nên các búi trĩ. Vì vậy, vừng đen có nhiều vitamin và chất xơ giúp tiêu hóa tốt, nhuận tràng, giảm táo bón rất tác dụng trong điều trị bệnh trĩ.
Ngoài ra, vừng đen còn chứa những chất giúp cầm máu, giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm là những hiện tượng thường xuất hiện ở bệnh trĩ.
Sau đây là một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh trĩ từ vừng đen đơn giản, người bệnh có thể tự làm tại nhà:
– Bài thuốc kết hợp sử dụng vừng đen với các thảo dược: Gồm 12 gam mỗi loại: vừng đen, trắc bách diệp, bạch thuộc, sinh địa; 9 gam mỗi loại: hồng hoa, xuyên khung, đường quy, đào nhân, hoa hòe; tất cả sắc cùng 3 bát nước, đun nhỏ lửa đến khi còn lại 1 bát nước thuốc thì uống. Mỗi ngày uống 1bát sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, dễ tiêu hóa, nhuận tràng, giảm tình trạng bệnh trĩ.
– Bài thuốc theo dân gian lưu truyền: Hạt vừng đen sàng sẩy sạch sẽ cho hết hạt lép, bợn bẩn; sau đó rửa sạch cho hết bụi cát rồi đem rang trên chảo nóng cho đến khi chín thơm; đợi hạt vừng nguội thì giã nát và cho vào hũ đậy kín dùng dần. Cách dùng là mỗi ngày 2 lần, mỗi lần lấy 2 muỗng bột vừng đầy pha vào nước ấm để uống.
Kiên trì uống đều đặn sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, rất tốt cho sức khỏe vì vừng đen bổ thận, can, tỳ, phế; hạn chế viêm nhiễm, sưng tấy, táo bón giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ.
Theo các bác sỹ chuyên khoa, trong giai đoạn đầu bệnh mới xuất hiện còn nhẹ thì dùng vừng đen hỗ trợ điều trị đem lại kết quả khả quan. Nhưng vừng đen phải dùng trong thời gian dài nên hiệu quả chậm, vì vậy, nếu bệnh trĩ đã ở giai đoạn 2 hoặc 3 thì người bệnh nên đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để điều trị theo các phương pháp hiện đại có tác dụng nhanh hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý dù điều trị theo phương pháp nào cũng phải thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, phù hợp. Tăng cường các thực phẩm tươi mát, nhiều chất xơ, uống nhiều nước để hỗ trợ hệ tiêu hóa; Chịu khó tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng sức đề kháng, phòng tránh và ngăn ngừa bệnh phát triển.