Tại sao bị áp xe hậu môn?
Áp-xe (theo tiếng Pháp: abcès) là tình trạng bên trong các mô của cơ thể hình thành bọc mủ. Áp-xe có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn. Trong một ổ áp xe có thể tồn tại nhiều loại vi khuẩn. Để chẩn đoán áp-xe khá đơn giản là quan sát bằng mắt và có thể bằng tay kiểm tra.
Điều trị áp-xe hiện nay chủ yếu là cắt mở và rút mủ, kết hợp kháng sinh.
Áp-xe có thể xảy ra trong bất kì bộ phận nào của cơ thể, trong đó có hậu môn là một vị trí hay bị áp-xe.
Một số triệu chứng chính của áp-xe hậu môn là xuất hiện bọc cứng ửng đỏ, nóng, sưng, đau. Trong nhiều trường hợp áp xe còn dẫn tới gây sốt cao cho người bệnh.
Áp-xe hậu môn có thể xuất hiện khi bị bệnh viêm ruột hoặc tiểu đường. Ngoài ra, áp-xe cũng có thể phát sinh bởi một vết thương bên trong gây ra bởi ung nhọt, phân cứng hoặc bị những vật thể không đủ trơn xâm nhập hậu môn gây ra vết thương, vết thương này bị nhiễm trùng do tiếp xúc với phân trong vùng trực tràng, từ đó phát triển thành áp-xe.
Áp-xe hậu môn ban đầu sẽ có biểu hiện là một khối u ở mô trong hay xung quanh hậu môn, sau thời gian phát triển sẽ ngày càng phình to và gây đau đớn, khó chịu.
Hiện nay, áp-xe quanh hậu môn có thể điều trị y khoa nhanh chóng bằng cách rạch mổ mở và thoát dịch mủ trong khối áp-xe.
Bệnh áp-xe hậu môn có thể gây ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Một số biến chứng dễ gặp là viêm nhiễm nang lông quanh hậu môn, rò hậu môn, hoại tử…
Một số nguyên nhân gây áp xe hậu môn mà chúng ta cần nắm biết để từ đó có hướng phòng tránh, đó là:
1. Do hậu môn bị tổn thương bởi các chứng bệnh khác: Một số bệnh nhân mắc trĩ, polyp, viêm nang long hậu môn, nứt kẽ hậu môn… đều có thể dẫn đến áp xe hậu môn. Những chứng bệnh này gây ra các vết thương và dẫn đến nhiễm khuẩn, lâu ngày hình thành nên các khối áp xe bên trong hay xung quanh hậu môn.
2. Do tác dụng phụ của thuốc điều trị. Mặc dù khá hiếm nhưng áp xe vẫn có thể hình thành khi các loại thuốc bôi, đắp vùng hậu môn kích thích tạo bọc mủ, từ đó gây ra áp xe hậu môn.
3. Do tái phát các tổn thương trước. Ngoài ra, áp xe cũng có thể hình thành do viêm nhiễm sau hậu phẫu, điều trị các bệnh liên quan đến khu vực trong và xung quanh hậu môn.
4. Do tổn thương dị vật: Nhiều trường hợp bị dị vật gây tổn thương hậu môn cũng rất dễ hình thành áp xe. Các trường hợp bị trĩ hay táo bón, phân quá rắn có thể khiến lớp niêm mạc hậu môn bị rách, xước… từ đó hình thành nên ccs bọc mủ áp xe.
5. Nhiều nguyên nhân khác cũng cần kể đến như cơ thể suy nhược, thiếu máu, đề kháng miễn dịch kém cũng khiến dễ hình thành ổ áp xe.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân gây nên áp-xe hậu môn. Khi cơ thể có những triệu chứng có liên quan, các bạn nên nhanh chóng khám và điều trị kịp thời tránh để bệnh trầm trọng và gây biến chứng sẽ rất nguy hiểm. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, có thể hình thành bên trong ống hậu môn nên khó quan sát phát hiện. Do vậy, khi hậu môn sưng đỏ, nóng, đau, người mệt mỏi và sốt… là những dấu hiệu lạ bạn cần quan tâm.