Táo bón ở tuần cuối thai kỳ có đáng lo không?

Táo bón là tình trạng rất phổ biến của các mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng tình trạng táo bón kéo dài sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Vậy nguyên nhân và cách phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu như thế nào? Mời các mẹ tham khảo những vấn đề dưới đây.

Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón cuối thai kỳ

Do sự thay đổi hormone: Trong thời kỳ mang thai, lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất đáng kể. Lượng hormone thay đổi giúp thả lỏng các cơ trong cơ thể mẹ và giúp thai nhi phát triển. Chính việc các cơ bị thả lỏng lại ảnh hưởng tiêu cực đến đường ruột, gây cản trở trong tình trạng đào thải của trực tràng, sinh ra tình trạng táo bón.

Táo bón ở tuần cuối thai kỳ có đáng lo không?

Do sự phát triển của thai nhi: Càng những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển vượt bậc và cân nặng tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy nên em bé sẽ chèn ép tử cung, gây áp lực lên vùng chậu khiến bà bầu khó đại tiện. Nếu mẹ bầu không luyện tập thể dục mà ăn thật nhiều thì càng gây áp lực lên thành ruột và hậu môn, gây táo bón.

Chế độ ăn uống bất hợp lý: Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng khi mang thai ăn càng nhiều chất bổ béo càng tốt. Đây là quan niệm sai lầm. Cơ thể mẹ và bé trong thời kỳ mang thai đều cần gấp đôi hàm lượng dinh dưỡng để giữ sức khỏe cho mẹ và giúp bé phát triển toàn diện. Nếu không ăn đủ chất, cơ thể sẽ tự động lấy dinh dưỡng từ mẹ để nuôi bé.

Tuy nhiên, với từng loại chất, cơ thể cũng chỉ cần vừa và đủ, không nên nạp quá nhiều, đặc biệt là các chất như sắt, protein… Nếu mẹ bầu nạp quá nhiều khiến cho đường ruột quá tải , không kịp đà thải dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc biệt, những tháng cuối của thai kỳ, do khung chậu bị chèn ép dẫn đến chứng đi tiểu đêm, nế mẹ bầu ngại uống nước vì sợ tiểu đêm thì càng gây nên tình trạng táo bón.

Táo bón cuối thai kỳ có ảnh hưởng thai nhi hay không?

Táo bón cuối thai kỳcó thể ảnh hưởng đến thai nhi trong các trường hợp sau:

– Tình trạng này khiến cho bà mẹ luôn cảm thấy khó chịu mệt mỏi khiến cho thai nhi không hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, rất có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai.

– Các chất độc như phenol, ăcmoniac, indol… trong phân bị tích tụ lâu trong ruột sẽ hấp thu ngược lại vào thành ruột rồi truyền đi khắp cơ thể gây ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Đặc biệt, có thể dẫn đến tình trạng sinh non do bà bầu bị táo bón phải rặn nhiều dẫn đến các cơn co tử cung.

Để xử lý táo bón cuối thai kỳ,các mẹ bầu cần chú ý uống nhiều nước vì nước có tác dụng làm mềm phân, nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón cuối thai kỳ. Nên ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày. Ăn nhiều chất xơ, hạn chế đồ ăn cay nóng. Và thường xuyên vận động rèn luyện thân thể.