Thuốc làm mềm phân là gì, khi nào cần dùng?

Thuốc làm mềm phân là loại thuốc hiệu quả được sử dụng để phòng ngừa cũng như điều trị táo bón. Nó cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại thuốc này nhé.

Thuốc làm mềm phân là gì?

Táo bón là tình trạng phân trở nên khô và cứng, khiến cho việc đi ngoài gặp nhiều khó khăn, thậm chí là đau đớn. Nếu như không được điều trị đúng cách và kịp thời thì táo bón có thể dẫn tới các nguy cơ sức khỏe khác như đầy hơi, buồn nôn… Mặt khác, nếu như rặn quá nhiều còn có thể khiến cho các mạch máu ở xung quanh hậu môn bị sưng lên, huyết áp gia tăng và dẫn tới tổn thương trực tràng.

Thuốc làm mềm phân, theo các bác sĩ là chất hoạt động bề mặt, giúp tăng lượng nước mà phân hấp thụ ở trong ruột, từ đó trở nên mềm hơn và dễ được đào thải ra ngoài. Nó có thể được sử dụng thông qua đường uống hoặc đường trực tràng.

Thuốc là mềm phân cũng kích thích sự bài tiết nước, natri, clorua, kali, ức chế sự hấp thụ bicarbonate và glucose tại phần hỗng tràng của ruột non, cho phép các chất ở trong ruột lưu giữ được nhiều chất lỏng hơn.

Thuốc làm mềm phân có thành phần phổ biến là natri docusat, và thường cần từ 1 – 3 ngày để phát huy tác dụng.

Thuốc làm mềm phân là gì, khi nào cần dùng?

Thuốc làm mềm phân được sử dụng khi nào?

Có thể sử dụng thuốc làm mềm phân để hỗ trợ điều trị táo bóng. Tuy nhiên, cần phải xác định được nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là gì.

Nếu như táo bón hình thành do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống không đủ nước thì việc thay đổi chế độ ăn uống cũng như uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện tích cực tình trạng táo bón.

Còn nếu táo bón do các nguyên nhân khác, như: Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, rối loạn tiêu hóa, sử dụng thuốc điều trị, mắc bệnh lý nội khoa… thì việc sử dụng thuốc làm mềm phân có thể được đề xuất để giảm tình trạng bệnh cũng như cải thiện sức khỏe.

Thuốc làm mềm phân có thể được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

– Bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi sau khi trải qua ca phẫu thuaajat tại vùng bụng, vùng chậu, hoặc trực tràng.

– Phụ nữ sau sinh.

– Trường hợp huyết áp cao, đau tim.

– Người bệnh trĩ, thoát vị bụng, nứt kẽ hậu môn…

Thuốc làm mềm phân cũng có thể được dùng với mục đích làm sạch ruột trước khi thực hiện một số thủ tục kiểm tra y tế như nội soi đại trực tràng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc làm mềm phân

Khi sử dụng thuốc làm mềm phân để trị táo bón các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

– Sử dụng chính xác theo như chỉ dẫn ở trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

– Không sử dụng với liều lượng lớn hơn hoặc là lâu hơn so với khuyến cáo. Thuốc thường sử dụng trong 1 tuần. Nếu như lâu hơn 1 tuần thì các bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn.

– Không được nghiền nát, nhai, bẻ, hoặc là mở viên nang hoặc viên nén khi uống.

– Sử dụng thuốc làm mềm phân có thể gây một số tác dụng phụ như: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.

– Thuốc cũng có thể gây mất cân bằng điện giải, thậm chí là bị co giật. Do đó, những người cao tuổi, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nội khoa cần được bác sĩ tham khám kỹ càng trước khi sử dụng thuốc.

– Trong quá trình sử dụng, nếu gặp phải phản ứng dị ứng với các triệu chứng phát ban, hắt hơi, ngứa, khó thở thì nên tạm ngừng và liên hệ với bác sĩ.

– Trường hợp không đi tiêu được sau khi dùng thuốc hoặc bị chảy máy trực tràng thì nên liên hệ với bác sĩ hoặc tới bệnh viện.

– Bệnh cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, tập thể dục thường xuyên để giữ cho hệ thống tiêu hóa – nhất là đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.