Nguy cơ hoại tử hậu môn vì chủ quan với bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh kín nên nhiều người ngại nói, ngại khám, ngại điều trị. Bệnh trĩ nếu chủ quan không điều trị hoặc không dứt điểm có nhu cơ loét hoại tử do búi trĩ lớn và sa toàn bộ ra ngoài.
Trị Nguyễn Thị H, 43 tuổi, Hưng Yên, mắc bệnh trĩ hơn 10 năm nay nhưng ngại không đi khám, chỉ ở nhà chữa theo kiểu ai mách gì làm nấy. Khỏng một tháng trở lại đây, chị thấy đau rát nhiều, vệ sinh khó khăn, búi trĩ có biểu hiện sưng to hơn. Được mách dùng thuốc Nam, chị bôi vào thấy đau rát, bỏng, và loét hậu môn, trĩ sa to nhiều hơn. Chỉ đến khi búi trĩ có nhiều điểm tím đen, chi không thể nằm hay ngồi được mới chịu đi khám.
Các bác sĩ cho biết: Trường hợp của chị bị trĩ hỗn hợp độ 4, bị hoại tử rộng ở vùng cơ hậu môn cũng như tầng sinh môn, phải tiến hành phẫu thuật cắt lọc búi trĩ hoại tử. Tiếp theo là lam hậu hôn nhân tạo, điều trị ngâm rửa để chờ những lần phẫu thuật tiếp theo.
Chị H phải phẫu thuật nhiều lần mới hy vọng có thể cải thiện 1 phần chức năng của hậu môn. Mặc dù vậy, di chứng nặng nề sau khi điều tri khiến người bệnh bị hẹp hậu môn, rối loạn chức năng hậu môn do bị tổn thương cơ thắt, phải tạo hình cơ thắt của hậu môn.
Các chuyên gia, bác sĩ của Phòng khám trĩ Kiên Thành cho biết: Bệnh trĩ là 1 bệnh lý có liên quan đến sự biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Đây là 1 bệnh lý có tỷ lệ người mắc rất cao, khoảng 50% dân số, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc. Ở mức độ nhẹ người bệnh có thể cảm thấy ngứa, cảm giác như có cục thịt thừa ở hậy môn trực trang. Bệnh nặng gây chảy máu, búi trĩ lộ ra ngoài, đau rát.
Cũng theo các bác sĩ: Tâm lý chung là khi mắc bệnh vùng kín mọi người đều ngại đi khám, nhiều người tự chữa bệnh ở nhà. Trong khi đó bệnh trĩ có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Mặt khác, các bệnh lý hậu môn – trực tràng như trĩ, polyp hậu môn, rò hậu môn, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn… lại có một số biểu hiện giống nhau. Mặc dù để điều trị các bệnh này đòi hỏi phương pháp khác nhau. Việc không đi khám, hoặc khám không kỹ, tự ý điều trị có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ở đây có thể kể đến trĩ tắc mạch, sa trĩ tắc mạch: Là do sự hình thành đột ngột cục máu đông trong lòng mạch trĩ. Nó thường kéo theo những cơn đau dữ dội ở trong ống hậu môn hoặc vùng hậu môn. Khi búi trĩ tắc mạch này sa xuống sẽ rất khó để có thể đẩy trở lại lòng ốn hậu môn. Bệnh có thể kèm theo viêm phù nề niêm mạc vùng hậu môn, trực tràng và dẫn tới hoại tử.
Một biến chứng khá là nhiễm khuẩn búi trĩ là tình trạng viêm ở các hốc hậu môn, thường biểu hiện ngứa hay nóng rát ở hậu môn, rỉ ướt hậu môn. Khi tiến hành thăm khám trực tràng bệnh nhân rất đau, cơ thắt hậu môn bị thít chặc, bên cạnh đó các hốc hậu môn đỏ rực phù nề. Nếu không được điều trị đúng cách và phù hợp có thể dẫn tới nhiễm khuẩn đường huyết, đe dọe tính mạng bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngày nay khá đa dạng: Thắt trĩ bằng vòng cao su, khâu treo trĩ, cắt trĩ, tiêm xơ… Khi có những triệu chứng như đi ngoài ra máu, máu nhỏ giọt, thành tia hay dính vào phân, cảm giác đau tức, táo bón kéo dài… nên đi khám để được xác định cụ thể tình trạng bệnh lý và điều trị cụ thể.