Điều trĩ bằng cách đắp lá lên đầu có khỏi không?

Nghe đồn cách điều trị bệnh trĩ bằng cách đắp lá thuốc lên đầu là phương thuốc gia truyền của một cụ ông 81 tuổi ở thôn Lê Lợi, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Bài thuốc này có 5 – 7 vị thuốc, chủ yếu là các loại lá thuốc sẵn có trong tự nhiên.

Trong dân gian có lưu truyền những bài thuốc chữa bệnh khá kỳ lạ, không loại trừ những phương thuốc bí kíp gia truyền của các lang y giúp cho bệnh nhân thoát khỏi nhiều loại bệnh nói chung và bệnh trĩ nói riêng.

Tuy nhiên, theo như bài viết về phương pháp điều trị bệnh này thì thông tin quá sơ sài, không có nhiều nhân chứng để chứng thực việc chữa khỏi bệnh; không nói rõ cách chữa bệnh cụ thể cũng như không nói rõ những loại lá thuốc được bào chế như thế nào và bao gồm những loại lá nào. Tất cả đều rất chung chung nên độ tin cậy không cao.

Bên cạnh đó, giả sử bài thuốc trị bệnh trĩ bằng cách đắp lá lên đầu công hiệu thực sự, nhưng nó gần như bị thất truyền, có những kẻ mua thuốc về bán với giá cắt cổ hoặc giả có thể lợi dụng tiếng tăm của bài thuốc để trục lợi thì cuối cùng việc trị bệnh bằng phương thuốc này có nhiều nguy cơ tiền mất tật mang hơn cả việc chữa khỏi bệnh.

Điều trĩ bằng cách đắp lá lên đầu có khỏi không?

Bởi vậy mới nói, không nên mạo hiểm tiền bạc và tính mạng của mình vào một bài thuốc với những thông tin kém minh bạch như vậy vì có thể dẫn đến tình trạng tiền mất tật mang.

Để có thể điều trị khỏi bệnh trĩ theo phương thức an toàn của Đông y, chúng ta cùng tìm hiểu xem nguyên lý chữa bệnh trĩ của Đông y.

Đông y cho rằng “tì hư khí hãm” là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ, cùng với “thấp nhiệt”, nghĩa là khí ẩm thấp và hỏa nhiệt là do những loại khí không tốt từ thự nhiên xâm nhập vào cơ thể mà người ta gọi là “tà khí” gây nên bệnh. Hoặc khi ăn uống không đúng cách, không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng khiến cho các cơ quan nội tạng hư tổn cũng sinh ra thấp nhiệt.

Nhiệt đi xuống dưới vùng trực tràng hậu môn và lưu trú ở đó khiến cho hậu môn bị tổn thương và hình thành búi trĩ. Ngoài việc nhiệt lưu trú ở vùng hậu môn, khí vận hành cũng kém khiến cho dịch ứ trệ ở vùng trực tràng hậu môn gọi là “ khí trệ huyết ứ”. Khí và huyết hoạt động có tốt thì hoạt động sống của cơ thể mới duy trì một cách thông suốt. Một khi khí huyết ứ trệ sinh ra tĩnh mạch hậu môn trở nên mỏng hơn, căng phồng, sa xuống, tạo thành búi trĩ gây khó chịu cho cơ thể.

Khi tỳ hư thì khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng rất kém khiến cho khí huyết đi nuôi dưỡng cơ thể kém khiến cho hoạt động của các tạng phủ cũng kém đi. Tỳ hư khiến cho các tạng phủ bị hãm, không được nâng đỡ, thành ra bị sa ra ngoài tạo thành búi trĩ.

Căn cứ trên nguyên lý trên, đông y chủ trị các bài thuốc thanh nhiệt, tăng cường khí huyết, nhuận tràng, trừ thấp đối với trường hợp “thấp nhiệt hạ trú” hoặc dùng các bài thuốc lý khí, hoạt huyết hóa ứ để giải quyết tình trạng huyết ứ; hoặc bổ khí thăng đề để trị tỳ hư khí hãm… Tất cả nhằm mục đích đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng để điều trị bệnh, nhờ đó mà bệnh trĩ mới có thể được điều trị khỏi hẳn.