Hiểu về bệnh polyp hậu môn ở trẻ em
Trái với suy nghĩ của nhiều người, bệnh polyp hậu môn không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở cả trẻ em. Trên thực tế polyp hậu môn có thể xảy ra ở mọi đối tượng mà không phân biệt giới tính và độ tuổi, trong đó có cả trẻ em.
Trong bài viết này các chuyên gia, bác sĩ của Phòng khám Kiên Thành sẽ chia sẻ với các bạn một số kiến thức về polyp hậu môn ở trẻ em để các bậc phụ huynh có thể phòng ngừa và đưa trẻ đi điều trị kịp thời khi có những triệu chứng của polyp hậu môn.
Polyp hậu môn ở trẻ em được hiểu là: niêm mạc trực tràng nhiễm khuẩn và tạo thành các khối u lành tính. Các khối u này có hình tròn, nằm cố định hoặc di chuyển trong ống trực tràng. Polyp hậu môn gây nhiều phiền toái và khó chịu cho trẻ.
Nguyên nhân polyp hậu môn ở trẻ em
– Di truyền: Polyp hậu môn có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Do đó, khi cha mẹ mắc polyp hậu môn nhưng không điều trị dứt điểm có thể sẽ di truyền sang cho con cái. Hơn nữa, những người mắc polyp hậu môn do di truyền ở thế hệ sau có nguy cơ chuyển thành u ác tính và biến chứng ung thư.
– Hậu môn bất thường: Một số trẻ bị dị tật bẩm sinh ở hậu môn như: cong hậu môn hoặc hẹp hậu môn sẽ khiến đại tiện không hết phân. Từ đó, chất thải còn dư trong ống hậu môn sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng và tạo thành các khối u nhú gọi là polyp hậu môn.
– Tắc tĩnh mạch hậu môn: Khi các tĩnh mạch hậu môn bị tắc nghẽn sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu. Tình trạng tắc tĩnh mạch hậu môn kéo dài sẽ tạo áp lực lớn lên hậu môn từ đó gây ra nhiều bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, trong đó có polyp hậu môn.
– Táo bón, kiết lị lâu ngày: Trẻ em nhất là các bé sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bị các bệnh đường ruột từ đó gây táo bón, kiết lị,… Tình trạng táo bón hoặc kiết lị kéo dài sẽ khiến hậu môn phải hoạt động thường xuyên, và luôn ở trong trạng thái ẩm ướt, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và gây polyp hậu môn.
– Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ: Trẻ nhỏ thường có tậ ham chơi, hiếu động và không chú ý đầy đủ đến vấn đề vệ sinh cơ thể, đặc biệt vùng hậu môn. Vì vậy trẻ sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn và hình thành polyp hậu môn ở trẻ em.
Triệu chứng polyp hậu môn trẻ em
– Đau đớn, ngứa ngáy ở hậu môn.
– Đau bụng: Khi các khối polyp phát triển ngày một lớn có thể gây ra tắc ruột khiến trẻ bị đau bụng, khó chịu.
– Sa polyp: Ở giai đoạn bệnh nặng, các khối polyp đạt kích thước lớn và nặng hơn sẽ dần tách khỏi lớp cơ, sau đó sa ra ngoài hậu môn do áp lực khi người bệnh đi đại tiện.
– Đi ngoài ra phân lỏng: Là do các khối polyp gây hội chứng kích thích ruột khiến cho trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày và đi ra phân lỏng.
– Chảy máu ở hậu môn: Niêm mạc của các khối polyp khá mỏng và dễ bị tổn thương. Do đó khi trẻ đi đại tiện, ống hậu môn sẽ bị trầy xước, dẫn đến hiện tượng chảy máu hậu môn. Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu khá ít và máu thường lẫn trong phân.
– Có dịch nhầy trong phân: Các khối polyp luôn tiết ra dịch nhầy nên khi trẻ đi đại tiện dịch nhầy sẽ bám theo phân ra ngoài.
Trên đây các chuyên gia, bác sĩ của Phòng khám Kiên Thành đã chia sẻ với các bạn một số kiến thức cơ bản về Bệnh polyp hậu môn ở trẻ em. Trong trường hợp trẻ có một trong các triệu chứng polyp hậu môn, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại các phòng khám chuyên khoa hậu môn – trực tràng. Việc phát hiện sớm và điều trị polyp hậu môn cho trẻ kịp thời là rất quan trọng, giúp trẻ không bị đau cũng như bệnh biến chứng nguy hiểm, kéo dài thời gian và chi phí điều trị.