Phòng tránh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ
Nứt kẽ hậu môn là bệnh hậu môn trực tràng thường thấy ở trẻ nhỏ. Theo thống kê 80% trẻ em bị nứt kẽ hậu môn trong năm đầu tiên.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ có thể tự lành sau khi phát hiện và điều trị bằng các biện pháp thông thường, không cần phẫu thuật.
Các triệu chứng và biểu hiện của nứt kẽ hậu môn thường biến mất trong khoảng nửa tháng, đôi khi cần đến 2 tháng để vết nứt lành hẳn. Nguyên nhân thường xuyên nhất dẫn đến nứt kẽ hậu môn ở trẻ là do táo bón.
Cách phòng ngừa nứt kẽ hậu môn ở trẻ em
Phòng ngừa nứt kẽ hậu môn ở trẻ em đầu tiên phải giúp trẻ ngăn ngừa táo bón. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, xoa bụng và tập thói quen đi đại tiện hàng ngày. Sau khi trẻ đi đại tiện nên vệ sinh sạch sẽ, rửa bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng.
Cũng có thể cho trẻ dùng men tiêu hóa để là mềm phân, tránh để trẻ phải rặn nhiều khi đi đại tiện. Việc rặn nhiều sẽ tạo áp lực lên ổ bụng và hậu môn, khiến cho vết rách cũ lớn hơn, hình thành các vết rách mới, gây chảy máu, đau đớn.
Sau khi áp dụng các biện pháp kể trên mà không thuyên giảm, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám chữa và điều trị tại các cơ sở và phòng khám chuyên khoa uy tín.
Mọi thắc mắc về nứt kẽ hậu môn và Phòng tránh nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ, cũng như bệnh trĩ, các bệnh hậu môn trực tràng khác, xin hãy liên lạc, gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.