Biểu hiện bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ là một trong những bệnh hậu môn – trực tràng phổ biến, bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Người bị mắc đồng thời cả trĩ nội và ngoại gọi là trĩ hỗn hợp. Bệnh trĩ tuy không gây đe dọa tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Và nếu không được điều trị kịp thời bệnh trĩ có thể biến chứng nguy hiểm.
Trong nội dung dưới đây các chuyên gia, bác sĩ của Phòng khám Kiên Thành sẽ chia sẻ với các bạn những biểu hiện của bệnh trĩ hỗn hợp nhé.
Hiểu về bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh nhân trĩ hỗn hợp có thể thấy các búi trĩ xuất hiện ở cả bên trên và bên dưới đường lược (trong và ngoài hậu môn). Các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do:
– Bệnh nhân bị mắc các chứng táo bón, bệnh viêm trực tràng, kiết lỵ, viêm đại tràng… mà không điều trị dứt điểm.
– Chế độ ăn thiếu chất xơ, ít uống nước, sử dụng nhiều thực phẩm và gia vị cay nóng, lạm dụng rượu bia.
– Một số đối tượng do đặc tính công việc thường xuyên phải ngồi nhiều như công nhân may, nhân viên văn phòng, lái xe có nguy cơ bị bệnh trĩ cao. Một số lại do thường xuyên mang vác vật nặng, lao động cực nhọc.
– Bà bầu cũng là đối tượng có nguy cơ bị bệnh trĩ trong khi mang bầu và sinh nở, do áp lực gia tăng lên vùng chậu.
– Một số người bị mắc bệnh trĩ do các hành vi quan hệ tình dục không an toàn, chủ yếu là giao hợp qua đường hậu môn.
– Vệ sinh cá nhân không đúng cách hoặc không sạch cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Biểu hiện của bệnh trĩ hỗn hợp
Nếu các búi trĩ nội không được phát hiện và điều trị kịp thời, lâu ngày sẽ sa xuống, cùng với búi trĩ ngoại tạo thành các búi liên kết và gia tăng khối lượng, diện tích, hình thành nên trĩ hỗn hợp. Các biểu hiện thường thấy gồm:
– Xuất hiện dịch ở hậu môn: Lý do chủ yếu vì niêm mạc trực tràng phải chịu kích thích của búi trĩ trong 1 khoảng thời gian dài, dẫn đến viêm và hiện tượng tiết dịch nhày ở ống hậu môn.
– Sa búi trĩ: Dấu hiệu cho thấy bệnh trĩ bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng. Người bệnh khi đi đại tiện sẽ xuất hiện 1 dị vật nhỏ lòi ra ở hậu môn và có thể thu vào bên trong. Lâu dần búi trĩ không thể tự co lên mà phải dùng tay để đẩy lên.
– Đi ngoài ra máu: Người bệnh trĩ có thể nhận thấy có máu dính ở phân khi đi đại tiện, thậm chí máu có thể nhỏ thành giọt, phun thành tia.
– Sưng, rát, ngứa, đau ở hậu môn: Tình trạng ẩm ướt, chảy máu khiến cho vùng da ở quanh hậu môn bị viêm nhiễm và gây ra các triệu chứng sưng, rát, ngứa, đau ở hậu môn.
Nên làm gì khi bị bệnh trĩ hỗn hợp
Khi nhận thấy bản thân có những triệu chứng của bệnh trĩ các bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa trĩ, bệnh viện để được khám chữa và tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh lý cũng như phương pháp điều trị thích hợp.
Người bệnh trĩ nhẹ có thể chỉ cần điều trị lại chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng có thể giảm dần các triệu chứng của bệnh. Người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng thuốc, sử dụng các loại thảo dược. Người bệnh trĩ nặng có thể phải phẫu thuật, cắt bỏ búi trĩ, đốt trĩ bằng điện hoặc tia laze.
Một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả được sử dụng nhiều hiện nay là tiêm xơ kết hợp thắt trĩ.
Để phòng ngừa bệnh trĩ các bạn nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống đủ nước, bổ sung trái cây tươi, thực phẩm giúp tiêu hóa tốt, nhuận tràng, có tác dụng phòng tránh trĩ hỗn hợp. Đồng thời nên tránh các thực phẩm chiên nướng, đồ ăn nhanh, hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá. Hàng ngày nên tăng cường vận động, tập luyện tập thể dục thể thao. Sau khi đi ngoài nên vệ sinh sạch sẽ.