Áp-xe hậu môn ở trẻ em

Áp-xe hậu môn là bệnh hậu môn trực trang khá phổ biến, không chỉ ở người lớn mà cả trẻ em.

Ở trẻ dưới 12 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh giữa bé trai và gái như nhau. Nhưng ở trẻ trên 12 tháng tuổi thì tỷ lệ bé nam mắc bệnh nhiều hơn bé gái.Áp-xe hậu môn ở trẻ em. Nguyên nhân gây áp-xe hậu môn nông thường do nhiễm trùng nông ở da. Áp-xe sâu thì thường có liên quan tới bẩm sinh.

Chẩn đoán áp-xe cạnh hậu môn không khó, các triệu chứng biểu hiện thường là: có một vùng da ở cạnh hậu môn bị sưng nề, sờ vào thấy da nóng hơn ở các vùng da khác. Khối áp-xe thường ở giữa, và rất đau khi nắn vào, khi ấn vào khối áp-xe thì thấy mủ chảy vào ống hậu môn.

Với trẻ em, khi bị áp-xe hậu môn chỉ nên chích rạch, tháo mủ, dùng thêm kháng sinh, vệ sinh và sát khuẩn vùng mổ bằng dung dịch sát khuẩn. Cách chữa này sẽ có kết quả tốt ở những bé bị áp-xe nông. Còn với những bệnh nhân bị áp-xe sâu thì khoảng 50% bị rò hậu môn, phải mổ cắt mở đường rò.

Áp-xe hậu môn ở trẻ em

Chăm sóc hậu phẫu áp-xe hậu môn

Tiếp tục sử dụng kháng sinh 3-5 ngày sau mổ.

Thay bấc gạc một vài ngày đầu với áp-xe giãn cơ thắt, sau rò cho bệnh nhân ngâm hậu môn hàng ngày với nước ấm pha poviròne-iodine cho đến khi vết thương lành hẳn.

Phần lớn các áp-xe giãn cơ thắt có thể lành hẳn mà không chuyển thành rò hậu môn.

Nếu có đặt một thông hình nấm vào ổ áp-xe, bơm rửa ổ áp-xe hằng ngày trong vòng hai tuần đầu. Mỗi lần bơm rửa chú ý quan sát xem có chảy dung dịch bơm rửa qua ngả hậu môn hay không. Sự chảy dịch qua ngả hậu môn mỗi lần bơm rửa chứng tỏ có sự tồn tại của lỗ trong.

Nếu không có sự chảy dịch qua ngả hậu môn, rút thông, cho bệnh nhân ngâm hậu môn hàng ngày với nước ấm pha poviròne-iodine cho đến khi vết thương lành hẳn. Nếu sau hai tuần mà lổ trong vẫn tồn tại (50% các trường hợp), bệnh nhân nên được điều trị rò hậu môn bằng phẫu thuật.

Leave a Reply